Đái Dầm Ở Người Lớn: Nguyên Nhân và Cách Khắc Phục

Ngày viết: 06/08/2024 - Cập nhật ngày 07/08/2024.

Đái dầm là một trong những bệnh thường gặp ở trẻ em nhưng nó cũng có thể xảy ra ở người lớn. Mặc dù không phổ biến nhưng đái dầm ở người lớn lại gây ra rất nhiều phiền toái và ảnh hưởng lớn đến tâm lý và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Để tìm hiểu rõ hơn về bệnh đái dầm ở người lớn cũng như nguyên nhân và cách khắc phục như thế nào hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

dai dam o nguoi lon la dau hieu benh gi

Bệnh đái dầm ở người lớn do đâu?

1. Đái dầm ở người lớn là gì?

Đái dầm hay còn gọi là tiểu dầm, là tình trạng đi tiểu không kiểm soát của người bệnh và thường xảy ra vào ban đêm khi đang ngủ. Việc mất kiểm soát bàng quang dẫn đến việc tiểu tiện không tự chủ gây ra nhiều bất tiện và làm ảnh hưởng lớn đến tâm lý của người bệnh.

2. Nguyên nhân gây đái dầm ở người lớn

Có rất nhiều nguyên nhân gây đái dầm ở người lớn trong đó một số nguyên nhân phổ biến phải kể đến:

Rối loạn cơ bàng quang

  • Bàng quang tăng hoạt: Là tình trạng các cơ bàng quang hoạt động quá mức, co bóp quá thường xuyên hoặc quá mạnh, gây cảm giác buồn tiểu liên tục.
  • Rối loạn co thắt bàng quang: Do cơ bàng quang không thể thư giãn hoàn toàn, dẫn đến việc nước tiểu còn sót lại trong bàng quang.

Rối loạn thần kinh

  • Đột quỵ: Đột quỵ có thể gây tổn thương não làm ảnh hưởng đến việc kiểm soát bàng quang.
  • Căng thẳng, lo âu, trầm cảm: Người bệnh thường xuyên rơi vào các trạng thái lo âu cũng dễ mắc bệnh đái dầm.
  • Động kinh hay mắc bệnh Parkinson: Thường có xu hướng tiểu nhiều về đêm, tiểu không tự chủ.

benh dai dam o nguoi lon la vi sao

Người lớn đái dầm vì sao?

Một số bệnh lý khác

  • Tiểu đường: Bệnh tiểu đường làm ảnh hưởng đến thần kinh và mạch máu, gây các vấn để về bàng quang nên dễ gây đái dầm ở người lớn.
  • Rối loạn tuyến tiền liệt: Các vấn đề về tuyến tiền liệt có thể làm chèn ép đường tiểu khiến việc đi tiểu không hết và còn đọng lại nước tiểu trong bàng quang.
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu: Nhiễm trùng có thể gây kích ứng bàng quang, tăng tần suất đi tiểu và gây ra đái dầm.

Do sử dụng quá nhiều rượu bia, chất kích thích: Việc sử dụng quá nhiều rượu bia, chất kích thích có thể làm tăng tần suất đi tiểu và gây khó khăn trong việc kiểm soát bàng quang.

Do một số loại thuốc: Một số loại thuốc, đặc biệt là thuốc lợi tiểu, thuốc chống trầm cảm có thể là nguyên nhân gây ra đái dầm.

3. Các triệu chứng của bệnh đái dầm ở người lớn

Ngoài triệu chứng chính mà nhiều người thấy nhất là đi tiểu không tự chủ vào ban đêm khi ngủ thì người bệnh đái dầm còn có thể gặp một số triệu chứng khác như:

  • Tiểu gấp
  • Tiểu nhiều lần trong ngày
  • Cảm giác buồn tiểu ngay cả khi bàng quang không đầy
  • Đau bụng dưới

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể làm chẩn đoán để xác định nguyên nhân gây đái dầm với các biện pháp như siêu âm, nội soi, xét nghiệm nước tiểu, khám lâm sàng,…

4. Cách điều Trị Bệnh Đái Dầm Ở Người Lớn

Việc điều trị đái dầm ở người lớn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Một số phương pháp điều trị thường được áp dụng bao gồm:

Điều trị đái dầm không dùng thuốc:

  • Thay đổi lối sống: Giảm lượng nước uống trước khi đi ngủ, tập đi tiểu đúng giờ, rèn luyện cơ sàn chậu.
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống: Hạn chế các chất kích thích như cà phê, rượu bia, các loại gia vị cay.
  • Điều trị tâm lý: Nếu đái dầm do căng thẳng, lo âu, cần được tư vấn và điều trị tâm lý.

Điều trị bằng thuốc:

  • Thuốc kháng cholinergic: Giảm co thắt bàng quang.
  • Thuốc alpha-blocker: Giãn cơ trơn của cổ bàng quang và niệu đạo.
  • Thuốc chống trầm cảm: Giảm căng thẳng và cải thiện giấc ngủ.
  • Thuốc trị đái dầm người lớn: Thuốc trị đái dầm của Đức Thịnh là sản phẩm điều trị đái dầm hiệu quả được điều chế từ dược liệu thiên nhiên không gây tác dụng phụ khi sử dụng.
  • Thuốc bảo niệu Đức Thịnh: Hỗ trợ bổ thận, tăng cường chức năng thận hỗ trợ làm giảm các triệu chứng đái dầm, tiểu nhiều, tiểu không tự chủ,…

Các phương pháp điều trị khác:

  • Kích thích thần kinh: Sử dụng các thiết bị y tế để kích thích các dây thần kinh kiểm soát bàng quang như thiết bị báo đái dầm,…
  • Phẫu thuật: Trong một số trường hợp đặc biệt, phẫu thuật có thể được chỉ định.

nguoi lon dai dam la benh gi

Cách điều trị đái dầm ở người lớn hiệu quả nhất

5. Cách phòng ngừa đái dầm ở người lớn

Để phòng ngừa và giảm thiểu các triệu chứng của bệnh đái dầm, người bệnh nên:

  • Duy trì lối sống lành mạnh: Ăn uống điều độ, tập thể dục đều đặn, ngủ đủ giấc.
  • Giảm căng thẳng: Tìm cách thư giãn, tập yoga, thiền định.
  • Tránh các chất kích thích: Hạn chế uống rượu bia, cà phê, các loại nước uống có ga.
  • Điều trị các bệnh lý nền: Nếu có các bệnh lý khác như tiểu đường, rối loạn tuyến tiền liệt, cần điều trị kịp thời.
  • Thăm khám định kỳ: Đi khám bác sĩ để theo dõi tình trạng bệnh và điều chỉnh kế hoạch điều trị.

6. Kết luận

Đái dầm ở người lớn không phải là một căn bệnh hiếm gặp và hoàn toàn có thể điều trị. Nếu bạn đang gặp phải tình trạng này, hãy liên hệ với chúng tôi hoặc có thể để lại thông tin tư vấn TẠI ĐÂY để các chuyên gia của nhà thuốc Đức Thịnh Đường liên hệ và hỗ trợ giải đáp những thắc mắc cũng như giúp bạn tìm ra phương pháp điều trị hiệu quả nhất.

Bài viết này có hữu ích không?

    ĐĂNG KÝ THÔNG TIN TƯ VẤN

    Khách hàng đăng ký vui lòng gửi chính xác thông tin để nhà thuốc liên hệ tư vấn trực tiếp!

    Các bài viết khác

    Chưa có bình luận nào.

    Gửi ý kiến của bạn