Đái dầm là tình trạng phổ biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Nếu dưới 5 tuổi mà trẻ vẫn thường xuyên đái dầm thì không đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu lớn hơn 5 tuổi mà vẫn bị đái dầm nhiều thì đó không còn là hiện tượng tự nhiên nữa. Lúc này, người bệnh cần được theo dõi và điều trị sớm nhất để tránh ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, tâm lý,…
Đái dầm nhiều có nguy hiểm không? Cách khắc phục thế nào?
1. Đái dầm là bệnh gì?
Đái dầm là tình trạng không tự chủ được việc đi tiểu trong khi đang ngủ say. Tình trạng này có thể xảy ra vào ban đêm hoặc khi người bệnh ngủ trưa.
Đái dầm ban đêm và tiểu đêm không hoàn toàn giống nhau. Tiểu đêm là khi bạn thức dậy đi tiểu vào ban đêm và sau đó ngủ lại. Còn đái dầm ban đêm là tình trạng bạn tiểu ngay khi đang ngủ, thường tỉnh dậy sau khi đã tiểu do nhận thấy ướt quần.
Theo một số thồng kê, khoảng 10% trẻ em trong độ tuổi từ 5-6 tuổi từng trải qua giai đoạn đái dầm và tỷ lệ này giảm dần khi trẻ lớn hơn. Trong đó, tỷ lệ bé trai mắc đái dầm thường nhiều hơn bé gái.
Bệnh đái dầm cũng có yếu tố di truyền. Nếu bố mẹ từng bị đái dầm khi còn nhỏ, con cái của họ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
2. Đái dầm nhiều có nguy hiểm không?
Đối với trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, đái dầm nhiều thường không có gì nguy hiểm bỏi đây được xem là do bàng quang của trẻ chưa hoàn thiện chức năng đường tiết niệu. Chính vì thế, trong giai đoạn này khi trẻ đái dầm, cha mẹ không nên la mắng con mà cần kiên nhẫn giúp bé trải qua giai đoạn này. Nếu cố tình gây áp lực khiến trẻ sợ hãi tình trạng đái dầm có thể trầm trọng hơn rất nhiều.
Khi tình trạng đái dầm vẫn tiếp tục kéo dài, không nên chủ quan. Cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để nhận được sự thăm khám, tư vấn và điều trị kịp thời từ bác sĩ.
Đái dầm nhiều ở người lớn có sao không?
Khi ở tuổi trưởng thành mà vẫn bị đái dầm nhiều thì có thể đó là biểu hiện của một số bệnh lý, trường hợp nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong.
- Đột quỵ: Theo thống kê, có khoảng 6% các trường hợp mắc bệnh đái dầm bị tai biến mạch máu não.
- Người bệnh bị viêm não cấp tính: Đái dầm và tiểu không kiểm soát là một trong những dấu hiệu điển hình của bệnh viêm não cấp tính.
- Người bệnh bị rỗng tủy sống.
- Trẻ em bị tăng động giảm chú ý cũng thường xuyên đái dầm, đặc biệt là đái dầm ban ngày.
- Người bệnh bị đái tháo đường.
- Bàng quang nhỏ hơn bình thường.
- Các bệnh nhân bị nhiễm trùng đường tiểu: đây cũng thường xuyên có cảm giác khó chịu muốn đi tiểu.
- Bàng quang bị kích thích: do tình trạng táo bón gây ra.
Đái dầm nhiều thường không gây nguy hiểm trực tiếp đến sức khỏe tuy nhiên nó có thể gây ảnh hưởng không tốt đến tâm lý và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Ngoài ra, bạn nên đưa trẻ đi khám nếu dái dầm kéo dài và kèm theo các triệu chứng khác như: đau bụng, sốt, tiểu buốt, tiểu rắt, nước tiểu có màu lạ,…
=> Xem thêm: Top địa chỉ khám đái dầm tốt nhất Hà Nội
3. Một số nguyên nhân, yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh đái dầm
Nếu không phát hiện sớm, bệnh đái dầm có thể trở nên trầm trọng. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái dầm có thể kể đến:
3.1. Đối với trẻ em
- Uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ.
- Hoạt động quá nhiều vào buổi sáng.
- Trong gia đình có thành viên mắc chứng đái dầm rồi (di truyền).
3.2. Đối với người lớn
- Vùng chậu bị chấn thương có nguy cơ mắc tiểu gấp khó kiểm soát.
- Căng thẳng, bất an, stress trong thời gian dài.
- Bệnh nhân phì đại tuyến tiền liệt.
- Hội chứng ngưng thở khi ngủ.
- Tình trạng táo bón mãn tính có thể làm tăng nguy cơ mắc tiểu nhiều lần.
- Các bệnh nhân sau khi bị tai biến mạch máu não.
4. Một số cách giúp cải thiện tình trạng đái dầm nhiều
Để điều trị đái dầm nhiều ở người lớn và trẻ em một cách hiệu quả nhất bạn có thể áp dụng các biện pháp sau:
4.1. Hạn chế nạp các thức uống vào buổi tối
Để giảm áp lực lên bàng quang bạn nên hạn chế nạp các thức uống vào buổi tối. Điều này sẽ giúp cho bàng quang được thoải mái hơn trước khi bạn bước vào giấc ngủ. Với trẻ em cũng vậy, nên hạn chế cho trẻ ăn hoặc uống các loại thực phẩm nhiều nước như cháo, súp… vào bữa ăn tối. Bạn cũng nên tham khảo người bệnh đái dầm không nên ăn gì để tránh là tình trạng bệnh tăng lên nhé.
4.2. Đi tiểu trước khi đi ngủ
Việc rèn luyện thói quen đi tiểu trước khi đi ngủ sẽ là một giải pháp rất hiệu quả giúp cải thiện tình trạng tiểu nhiều lần vào ban đêm. Nếu duy trì việc đi tiểu trước khi đi ngủ sẽ giúp bàng quang tạo được thói quen, tránh tình trạng tiểu đêm.
4.3. Hạn chế bổ sung caffeine
Caffeine có tác dụng kích thích bàng quang hoạt động mạnh hơn gây tiểu nhiều hơn. Chính vì vậy để hạn chế tình trạng tiểu dầm vào ban đêm bạn nên hạn chế sử dụng caffeine trước khi đi ngủ, trong bữa ăn hằng ngày.
=> Xem thêm: Uống gì trị đái dầm
4.4. Luyện tập bài tập chữa đái dầm
Các bài tập Kegel giúp tăng cường cơ sàn chậu, hỗ trợ kiểm soát bàng quang tốt hơn. Duy trì các bài tập này trong thời gian gian sẽ giúp tình trạng đái dầm được cải thiện rõ rệt.
Đái dầm nhiều và cách khắc phục hiệu quả nhất
4.5. Sử dụng thuốc đái dầm Đức Thịnh
Một trong những cách chữa đái dầm hiệu quả hiện nay là sử dụng thuốc trị đái dầm Đức Thịnh – Một sản phẩm của Công ty Y dược 3T (3T Pharma) được nhà thuốc Đông Y Gia Truyền Đức Thịnh Đường sản xuất. Sản phẩm Thuốc trị đái dầm của nhà thuốc Đức Thịnh Đường đã được Bộ Y Tế cấp số đăng ký lưu hành với hơn 10 năm có mặt trên thị trường đã đem lại niềm vui cho hàng vạn gia đình Việt Nam, giúp họ gắn kết và hạnh phúc hơn. Nhờ những đóng góp này, Thuốc trị đái dầm Đức Thịnh đã được công nhận là Sản phẩm Tin & Dùng năm 2011 và mới đây vinh dự đón nhận danh hiệu Top 10 Thương hiệu hàng đầu Việt Nam 2022.
Đặt mua thuốc trị đái dầm Đức Thịnh nhanh nhất tại đây.
Trên đây là toàn bộ câu trả lời cho câu hỏi Đái dầm nhiều có nguy hiểm không? Cách điều trị bệnh đái dầm nhiều tốt hiện nay. Hy vọng rằng với các kiến thức vừa chia sẻ, bạn có thể sáng suốt lựa chọn một giải pháp khắc phục tình trạng đái dầm cho bản thân hay các thành viên trong gia đình phù hợp. Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào cần giải đáp, vui lòng liên hệ với 3T Pharma nhé.
Bài viết này có hữu ích không?
Trả lời