[CHUYÊN GIA GIẢI ĐÁP] BS.CKI Lê Thanh Bình chia sẻ về vấn đề Trẻ đái dầm, có phải do chức năng thận kém?

Ngày viết: 20/12/2023 - Cập nhật ngày 03/01/2024.

Đái dầm là một bệnh lý đường tiểu phổ biến thường xảy ra ở trẻ em, có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Tình trạng này gây ra nhiều phiền toái và bất tiện trong quá trình sinh hoạt và phát triển của trẻ, vì vậy cha mẹ cần tìm ra những phương pháp điều trị phù hợp để hỗ trợ cho con vượt qua được tình trạng này. Vậy trẻ đái dầm, có phải do chức năng thận kém? Dưới đây, hãy cùng BS.CKI Lê Thanh Bình – Phó trưởng Khoa Thận – Nội tiết, Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố đi tìm hiểu về vấn đề này một cách chi tiết và kỹ lưỡng nhất!

Trẻ đái dầm, có phải do chức năng thận kém?

Trẻ em đái dầm có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau, và một số trường hợp có thể liên quan đến chức năng thận. Tuy nhiên, đái dầm cũng có thể xuất phát từ các vấn đề khác như căng thẳng, lo âu, hoặc các vấn đề về phát triển tâm lý. Dưới đây là một số nguyên nhân cụ thể:

  • Yếu tố di truyền: Hiện tượng đái dầm ở trẻ em cũng có thể xuất phát từ yếu tố di truyền. Theo thống kê, nếu trẻ em có cả bố cả mẹ từng bị đái dầm lúc nhỏ thì tỷ lệ bị đái dầm là 77%. Nếu chỉ có bố hoặc mẹ bị đái dầm thì tỷ lệ là 44%, còn nếu bố mẹ không có tiền sử bị đái dầm thì tỷ lệ chỉ còn 15%;
  • Không sản xuất đủ Hormone chống lợi tiểu ADH: Hormone này có tác dụng ức chế việc sản xuất nước tiểu khi đi ngủ. Ở một số trẻ nhỏ do cơ thể chưa được phát triển hoàn thiện nên không sản xuất đủ lượng hormone cần thiết. Do đó, dẫn đến tình trạng đái dầm khi đi ngủ;
  • Chậm phát triển: Ở một số trẻ do quá trình phát triển chậm hơn những đứa trẻ khác về mặt thể chất và tinh thần nên chưa thể có khả năng tự chủ được việc đi tiểu vào ban đêm;
  • Chức năng chế ước của bàng quang bị rối loạn: Theo y học cổ truyền, 80% trẻ em đái dầm là do chức năng chế ước của bàng quang bị rối loạn. Bàng quang là nơi đựng nước tiểu được lọc từ thận, khi bàng quang đầy, thành bàng quang sẽ gửi tín hiệu lên não bộ. Khi nhận được tín hiệu, não bộ sẽ chỉ huy cơ vòng đóng lại cho đến khi bé vào đến nhà vệ sinh. Tuy nhiên ở những trẻ bị rối loạn chức năng này, khi bàng quang đầy cơ vòng sẽ tự động mở ra, dẫn đến tình trạng đái dầm vào ban ngày và ban đêm;
  • Yếu tố thứ phát: Các yếu tố tâm lý, vấn đề về sức khoẻ, sự thay đổi trong thói quen ăn uống, giấc ngủ,…có thể dẫn tới tình trạng đái dầm trẻ em;
  • Lạm dụng tình dục: Các thay đổi trong bộ phận sinh dục, cảm giác đau hoặc ngứa vùng kín, nhiễm trùng tiết niệu mạn tính,…cũng có thể dẫn tới tình trạng đái dầm ở bé.

Nếu cha mẹ nghi ngờ rằng vấn đề đái dầm của trẻ có thể liên quan đến chức năng thận, cha mẹ nên thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia y tế. Bác sĩ sẽ có thể thực hiện các xét nghiệm và đánh giá để xác định nguyên nhân cụ thể và đề xuất phương pháp điều trị thích hợp.

Nguồn: Alobacsi.

Cha mẹ có thể tham khảo các bài viết dưới đây để có thêm thông tin về bệnh đái dầm ở trẻ em:

Nguyên nhân đái dầm ở trẻ em là gì?

Các mẹo trị đái dầm cho trẻ em đơn giản và hiệu quả tại nhà mà cha mẹ nên biết!

Các loại thuốc trị đái dầm cho trẻ em tốt nhất hiện nay!

Nếu như còn những thắc mắc liên quan đến bệnh lý, cách chữa bệnh, các loại thuốc điều trị an toàn và hiệu quả nhất hiện nay,…bạn hãy gửi thông tin tại Form đăng ký tư vấn bên dưới hoặc liên hệ ngay tới Hotline 087.658.8866 để được các chuyên gia đến từ Thuốc Trị Đái Dầm Đức Thịnh tư vấn cho bạn trong thời gian sớm nhất!

Bài viết này có hữu ích không?

    ĐĂNG KÝ THÔNG TIN TƯ VẤN

    Khách hàng đăng ký vui lòng gửi chính xác thông tin để nhà thuốc liên hệ tư vấn trực tiếp!

    Các bài viết khác

    Chưa có bình luận nào.

    Gửi ý kiến của bạn