Từ xưa đến nay, Hoàng kỳ là một vị thuốc quý đem lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ của con người. Các bài thuốc được điều chế từ loại dược liệu này có công dụng chữa sốt, đái tháo đường, đái đục, lở loét phong thấp, suy nhược cơ thể, lở loét mãn tính,…Vậy Hoàng kỳ là gì? Tác dụng của Hoàng kỳ trong việc điều trị bệnh như thế nào? Tại bài viết dưới đây, hãy cùng với Thuốc Trị Đái Dầm Đức Thịnh đi tìm hiểu về vị thuốc quý này một cách chi tiết và kỹ lưỡng nhất!
1. Tìm hiểu về vị thuốc Hoàng kỳ
1.1. Các loại tên gọi
- Tên tiếng Việt: Hoàng kỳ, Co nấm cò (Thái);
- Họ: Fabaceae (Đậu).
1.2. Đặc điểm của Hoàng kỳ
Hiện nay, có hai loại cây hoàng kỳ phổ biến được sử dụng để làm các bài thuốc, bao gồm:
1.2.1. Hoàng kỳ (Astragalus membranaceus (Fish) Bunge)
Là một cây lâu năm, có chiều cao dao động từ 50 – 80cm.
- Rễ cái của cây dài và mọc sâu, khá khó bẻ, có đường kính từ 1 – 3cm, với vỏ ngoài có màu vàng đỏ hoặc nâu;
- Thân mọc thẳng đứng và phân nhiều cành ở phía trên. Lá mọc so le, kép, dìa lẻ, có lá kèm hình 3 cạnh và 6 – 13 đôi lá chét hình trứng dài từ 5 – 23mm. Mặt dưới của lá có nhiều lông trắng mịn;
- Hoa mọc thành chùm ở kẽ lá, có 5 – 22 hoa màu vàng tươi. Quả của cây giáp mỏng, dẹt, dài 2 – 2,5cm, đường kính 0,9 – 1,2cm, với đầu giảo nhọn. Trên quả có lông ngắn và 5 – 6 hạt màu đen hình thận;
- Hoa thường nở vào tháng 6 – 7, còn quả chín vào tháng 8 – 9, đặc biệt là tại các vùng như Hà Bắc, Hắc Long Giang, Cát Lâm, và Liêu Ninh.
1.2.2. Hoàng kỳ Mông cổ (Astragalus mongholicus Bunge)
- Rất giống với loại trên, nhưng lá chét của nó nhỏ hơn, có 12 – 18 đôi lá chét;
- Tràng hoa của nó dài hơn, quả rộng hơn từ 1,1 – 1,5cm và không có lông;
- Hoa thường nở vào tháng 6 – 7, và quả chín vào tháng 7 – 9, thường xuất hiện ở những nơi có hoàng kỳ.
1.3. Thành phần hóa học
- Trong hoàng kỳ, chúng ta có thể tìm thấy các chất như polysaccharides như astragalan, saccharose, glucose, tinh bột, chất nhầy, và gôm;
- Ngoài ra, saponin cũng là một thành phần quan trọng, bao gồm các astragaloside như astragaloside I, astragaloside II, astragaloside III, astragaloside IV, astragaloside V, astragaloside VI, astragaloside VII, astragaloside VIII, isoastragaloside I, isoastragaloside II, soyasaponin I,…;
- Flavonoid cũng có mặt, chẳng hạn như 2′,4′ – Dihydroxy-5,6-Dimethoxyisoflavane. Các axit amin như cholin, betain, acid folic cũng được tìm thấy, cùng với sistosterol.
1.4. Phân bố và chế biến
1.4.1. Phân bố
- Đến nay, chúng ta vẫn phải nhập khẩu hoàng kỳ từ Trung Quốc. Cây hoàng kỳ thường mọc hoang tại Trung Quốc và thích đất cát với khả năng thoát nước tốt;
- Thông thường, cây được trồng và thu hoạch sau khoảng 3 năm, với chất lượng tốt hơn sau 6 – 7 năm. Rễ được đào vào mùa thu, sau đó rửa sạch đất cát, cắt bỏ đầu rễ và rễ con, và cuối cùng là phơi hoặc sấy khô.
1.4.2. Cách chế biến
- Hoàng kỳ: Loại bỏ tạp chất, phân loại kích thước, rửa sạch, ủ mềm, thái thành phiến dày, sau đó phơi khô;
- Hoàng kỳ chích mật: Hoàng kỳ đã được thái thành phiến, sau đó lấy mật ong hòa với một ít nước sôi, trộn đều và ủ cho đến khi ngấm, sau đó hâm nhỏ lửa cho đến khi có màu vàng và không dính tay, cuối cùng lấy ra để nguội. Mỗi 10 kg hoàng kỳ cần 2,5 kg đến 3,0 kg mật ong.
2. Tác dụng của Hoàng kỳ đối với Y học như thế nào?
2.1. Tác dụng của Hoàng kỳ trên hệ thống Tuần hoàn
- Hoàng kỳ đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sự co bóp của tim ở mức độ bình thường;
- Đặc biệt, hiệu quả của nó rõ ràng hơn đối với những trường hợp tim bị suy giảm do độc tố hoặc mệt mỏi;
- Khả năng làm giãn mạch của hoàng kỳ đưa đến việc tăng cường lưu thông máu, cải thiện quá trình dinh dưỡng do máu chảy đến nhiều hơn;
- Đồng thời, sự giãn mạch ở các mạch ngoại vi giúp hạ áp huyết, tạo điều kiện thuận lợi cho sự giãn nở của mạch tim và thận, cũng như ảnh hưởng tích cực đến quá trình thông tiểu tiện.
2.2. Tác dụng lợi tiểu của Hoàng kỳ
- Hoàng kỳ còn có khả năng kích thích quá trình lợi tiểu;
- Có tác dụng giúp cơ thể loại bỏ chất cặn và độc tố một cách hiệu quả.
2.3. Tác dụng kháng sinh của Hoàng kỳ
- Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng Hoàng kỳ có tác dụng kháng sinh đối với vi trùng lị Shigella khi được thử nghiệm trong ống nghiệm;
- Điều này cho thấy tiềm năng của nó trong việc hỗ trợ kháng cự của cơ thể trước các tác nhân gây bệnh.
3. Một số bài thuốc điều trị bệnh an toàn và hiệu quả từ Hoàng kỳ
3.1. Tác dụng của Hoàng kỳ trong bài thuốc trị chứng tiểu tiện bí
Nguyên liệu:
- Hoàng kỳ 6g;
- 2 chén nước.
Cách làm:
- Sắc hoàng kỳ với 2 chén nước;
- Sắc đến khi còn 1 chén.
Thực hiện:
- Sử dụng bằng đường uống, uống lúc còn nóng;
- Giảm liều lượng còn 1 nửa nếu dùng cho trẻ nhỏ.
3.2. Bài thuốc trị chứng tiểu ra máu
Nguyên liệu:
- Hoàng kỳ;
- Hoàng liên;
- Nước vừa đủ.
Cách làm:
- Tán nhỏ các vị thuốc trên;
- Trộn với nước;
- Nặn thành từng viên nhỏ (Bằng cỡ hạt đậu xanh).
Thực hiện:
- Sử dụng bằng đường uống;
- Dùng 30 viên/lần.
3.3. Tác dụng của Hoàng kỳ trong bài thuốc trị chứng cao huyết áp, tiểu đạm
Nguyên liệu:
- Hoàng kỳ;
- Đương quy.
Cách làm:
- Sắc nước hỗn hợp Hoàng kỳ và Đương quy;
- Hoặc tán bột hỗn hợp Hoàng kỳ và Đương quy.
Thực hiện:
- Sử dụng bằng đường uống;
- Dùng 30g – 40g/lần/ngày, trong vòng 3 tháng.
3.4. Bài thuốc trị suy nhược cơ thể, hồi hộp và tim đập nhanh
Nguyên liệu:
- Hoàng kỳ;
- Cam thảo.
Cách làm:
- Hoàng kỳ sao mật 6 phần và cam thảo 1 phần, một nửa để sao, một nửa dùng sống;
- Tán nhỏ toàn bộ hỗn hợp thành bột.
Thực hiện:
- Sử dụng bằng đường uống;
- Uống 3 lần/ngày, mỗi lần 4g – 8g.
3.5. Tác dụng của Hoàng kỳ trong bài thuốc trị ra nhiều mồ hôi
Nguyên liệu:
- Hoàng kỳ 6g;
- Đại táo 6g;
- Thược dược 5g;
- Sinh khương 4g;
- Cam thảo 2g;
- Quế chi 2g;
- Nước 600ml.
Cách làm:
- Sắc các vị thuốc trên với 600ml nước;
- Sắc cho đến khi còn 200ml.
Thực hiện:
- Sử dụng bằng đường uống;
- Chia uống 3 lần/ngày, có thể cho thêm mạch nha để dễ uống.
3.6. Bài thuốc trị chứng tiểu ít
Nguyên liệu:
- Hoàng kỳ;
- Nhân sâm;
- Vài lát củ cải;
- Mật ong vừa đủ;
- Nước muối dưa chua.
Cách làm:
- Nghiền nhỏ Hoàng kỳ với Nhân sâm;
- Sao qua vài lát củ cải với một chút mật ong rồi tán nhỏ.
Thực hiện:
- Sử dụng bằng đường uống;
- Uống với nước muối dưa chua.
4. Một số lưu ý khi điều trị bệnh bằng vị thuốc Hoàng kỳ
Như đã thấy, tác dụng của vị thuốc Hoàng kỳ đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khoẻ và trở thành các bài thuốc điều trị bệnh vô cùng an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, người bệnh trước khi sử dụng vị thuốc này cần tham khảo ý kiến của bác sĩ và chuyên gia để có được những phương pháp chữa bệnh phù hợp với bản thân. Tuyệt đối không được tự ý sử dụng, nếu không có thể sẽ nhận phải những tác dụng phụ không mong muốn hoặc nguy hiểm đến tính mạng.
Dưới đây là một số hướng dẫn quan trọng cần tuân thủ khi sử dụng Hoàng kỳ:
4.1. Thời gian và liều lượng
- Nên uống Hoàng kỳ vào buổi sáng để tối ưu hóa hiệu quả;
- Trong trường hợp xuất hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường sau khi uống, cần ngưng sử dụng ngay lập tức;
- Hạn chế liều lượng Hoàng kỳ sử dụng, không nên vượt quá 15g mỗi ngày để tránh nguy cơ tăng lên và mô phỏng các triệu chứng không mong muốn.
4.2. Cảnh báo về tình trạng sức khoẻ
- Không sử dụng Hoàng kỳ khi đang trong tình trạng nhiễm trùng, sốt, hoặc viêm nhiễm;
- Cẩn thận và tham khảo ý kiến bác sĩ khi sử dụng cho những người mắc tăng huyết áp, bệnh tim, hoặc khó thở.
4.3. Tư vấn y khoa
- Hỏi về các dạng bảo chế khác nhau của Hoàng kỳ để chọn lựa phù hợp với mục đích sử dụng cụ thể của bạn;
- Trước khi sử dụng hoàng kỳ trong trường hợp mang thai hoặc cho con bú, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Hiện tại, chưa có bằng chứng xác định về an toàn của hoàng kỳ đối với thai nhi và trẻ sơ sinh, do đó, cần thận trọng và tư vấn y tế chính xác.
4.4. Tương tác thuốc
- Liệt kê tất cả các loại thuốc, thảo dược, và thực phẩm chức năng bạn đang sử dụng;
- Thông báo cho bác sĩ để tránh tình trạng tương tác thuốc có thể gây hại.
4.5. Trẻ em và người bệnh
- Trẻ em chỉ nên sử dụng hoàng kỳ dưới sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc người chuyên môn, với liều lượng và cách sử dụng được đặt ra một cách cẩn thận;
- Đối với những người mắc tăng huyết áp, bệnh tim, hoặc khó thở, cần thận trọng và hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng hoàng kỳ.
5. Bảo Niệu Đức Thịnh – Giải pháp hỗ trợ điều trị hiệu quả các bệnh lý đường tiểu có thành phần từ Hoàng kỳ
Ở các phần trên, có thể thấy tác dụng của Hoàng kỳ đối với sức khoẻ con người với vô vàn bài thuốc điều trị bệnh như suy nhược cơ thể, đổ mồ hôi nhiều, tiểu ra máu, bí tiểu, ho khan,…có thể sử dụng từ loại dược liệu này. Đặc biệt, Hoàng kỳ còn là 1 vị thuốc điều trị các bệnh lý đường tiểu vô cùng hiệu quả và là 1 thành phần trong sản phẩm hỗ trợ điều trị các bệnh lý đường tiểu – Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Bảo Niệu Đức Thịnh.
Bảo Niệu Đức Thịnh là sản phẩm đến từ bài thuốc gia truyền của Nhà Thuốc Đông Y Gia Truyền Đức Thịnh Đường. Bảo Niệu Đức Thịnh được điều chế 100% từ thảo dược thiên nhiên: Ích trí nhân, Đảng sâm, Hoàng kỳ, Bạch Linh, Đương quy, Thỏ Ty tử,…có tác dụng bổ thận, tăng cường chức năng thận, ổn định và củng cố chế ước bàng quang, điều hòa âm dương trong cơ thể, từ đó giúp xử lý từ gốc các triệu chứng gây ra bệnh đường tiểu:
- Đương quy: Vị thuốc được ví như “thần dược”. Giúp tăng cường chức năng thận, lợi tiểu. Hỗ trợ điều trị liệt dương, thận hư, đau nhức lưng,…;
- Hoàng kỳ: Vị thuốc có nhiều công dụng như chữa sốt, đái tháo đường, đái đục, lở loét phong thấp, suy nhược cơ thể, lở loét mãn tính,…;
- Đảng sâm: Tăng cường sức đề kháng, giảm đau lưng, mỏi gối, điều trị thận suy, giảm tình trạng tiểu lắt nhắt,…;
- Thỏ ty tử: Bổ thận, bổ dương. Rất tốt trong việc điều trị thận hư, thận yếu, người bị đi tiểu nhiều, tiểu rắt,…;
- Ích trí nhân: Bổ thận tỳ, chống viêm, làm giảm co thắt cơ trơn bàng quang và giảm tiểu són. Vị thuốc này giúp khỏe thận, phục hồi cơ bàng quang, hỗ trợ điều trị tiểu đêm, tiểu són, tiểu không kiểm soát,…;
- Bạch linh: Bổ tỳ vị, cải thiện chức năng gan thận, chống suy nhược cơ thể, tăng cường miễn dịch, giảm viêm nhiễm, phù nề,…
Sự kết hợp hoàn hảo giữa các vị thuốc với nhau đã giúp điều khí, bổ khí và tăng cường khả năng chế ước của bàng quang. Từ đó, hỗ trợ cho người bệnh điều trị các bệnh lý về đường tiểu như đái dầm, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu không tự chủ, tiểu nhiều lần, tiểu ra máu,…vô cùng hiệu quả và an toàn, không gây tác dụng phụ. Sản phẩm phù hợp với trẻ từ 6 tuổi trở lên và người lớn.
Bảo Niệu Đức Thịnh được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành toàn quốc, được sản xuất tại nhà máy Đông Dược đạt chuẩn GMP, có vinh dự lọt TOP 100 Thương hiệu nổi tiếng đất Việt năm 2019.
Như vậy, tại bài viết trên đã giải đáp toàn bộ thắc mắc liên quan đến vấn đề Tác dụng điều trị bệnh của Hoàng kỳ. Hy vọng với những thông tin hữu ích trong bài viết sẽ giúp người bệnh có một quá trình điều trị bệnh an toàn và hiệu quả. Nếu như còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến Hoàng kỳ, các bệnh lý về đường tiểu như đái dầm, tiểu buốt, tiểu rắt,…sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh,…bạn hãy gửi thông tin tại Form đăng ký tư vấn bên dưới hoặc liên hệ ngay tới Hotline 087.658.8866 để các chuyên gia đến từ Thuốc Trị Đái Dầm Đức Thịnh tư vấn cho bạn trong thời gian sớm nhất!
Bạn có thể tham khảo thêm các bài viết về bệnh đái dầm ở trẻ em tại đây:
Ăn gì trị đái dầm? 7 món ăn siêu tốt hỗ trợ điều trị bệnh tiểu dầm!
Nguyên nhân đái dầm ở trẻ em là gì?
7 Mẹo trị đái dầm cho trẻ em an toàn và hiệu quả nhất!
Thuốc trị đái dầm ở trẻ em hiệu quả tốt nhất hiện nay!
Bài viết này có hữu ích không?
Để lại một bình luận