Cam thảo từ xưa đến nay luôn được biết đến là một vị thuốc quý, mang lại nhiều lợi ích đối với sức khoẻ của con người. Vị thuốc này có thể trở thành nguyên liệu trong các bài thuốc điều trị bệnh đau họng, khản tiếng, mồ hôi trộm, mụn nhọt, các bệnh lý về đường tiểu,…vô cùng hiệu quả và an toàn. Vậy cam thảo là gì? Tác dụng của cam thảo trong việc điều trị bệnh như thế nào? Tại bài viết dưới đây, hãy cùng Thuốc Trị Đái Dầm Đức Thịnh đi tìm hiểu về vị thuốc quý này một cách chi tiết và kỹ lưỡng nhất!
1. Thông tin chung về Cam thảo
1.1. Các loại tên gọi của Cam thảo
- Các tên gọi khác: Sinh cam thảo, bắc cam thảo, quốc lão,…;
- Tên khoa học: Glycyrrhiza uralensis Fisch;
- Họ: Cánh Bướm hoặc họ Đậu với tên danh pháp khoa học là Fabaceae.
1.2. Đặc điểm của Cam thảo
1.2.1. Với Cam thảo sống lâu năm
Cây có chiều cao trung bình từ 30 – 100 cm. Để nhận diện loại cây dược liệu tự nhiên này, ta có thể nhìn vào những đặc điểm sau:
- Rễ có màu vàng nhạt;
- Thân cây cam thảo được phủ bởi lớp lông nhỏ;
- Lá kép lông chim lẻ, dài 2 – 5,5 cm;
- Quả có hình cong lưỡi liềm với kích thước dài khoảng 3 – 4 cm và rộng 6 – 8 cm. Đặc biệt, quả có màu nâu đen và bề mặt của quả có nhiều lông. Trong mỗi quả cam thảo chứa khoảng từ 2 đến 8 hạt nhỏ dẹp, có mặt bóng thường màu xanh đen hoặc xám nâu.
1.2.2. Cam thảo nhẵn (Glycyrrhiza glabra L.)
- Cây cao khoảng 1 – 1,5 m;
- Rễ màu vàng nhạt;
- Lá kép lông chim và cũng có lá chét nguyên, hình trái xoan tù;
- Hoa nhỏ hợp lại thành từng chùm và có màu tím;
- Quả có hình dẹp, thẳng hoặc hơi cong và bề mặt không có lông. Mỗi quả chỉ chứa 2 – 4 hạt tròn.
1.3. Thành phần hóa học của Cam thảo
Cây Cam thảo chứa các thành phần hóa học như:
Glycyrrhizin;
Neo-liquiritin;
Isoliquiritigenin;
Liquiritin;
Isoliquiritin;
Licurazid;
Liquiritigenin.
1.4. Phân bố của Cam thảo
- Cây cam thảo xuất xứ từ Trung Quốc và chủ yếu phân bố ở các tỉnh thành như Triệu Châu, Khánh Dương, Dân Biên tỉnh Thiểm Tây, Phú Tân tỉnh Liêu Ninh, Ôn Minh tỉnh Sơn Tây, Kiến Bình, An Đạt tỉnh Hắc Long Giang,…;
- Ngoài ra, cây cũng được trồng nhiều ở các tỉnh nước ta như Vĩnh Phú (Tam Đảo), Hải Hưng và Hà Nội.
1.5. Bộ phận sử dụng của Cam thảo
Rễ và thân của cây Cam thảo thường được sử dụng để làm dược liệu.
1.6. Cách thu hái và sơ chế Cam thảo
1.6.1. Thu hái
- Cam thảo thường được thu hái từ tháng 2 đến tháng 8 hàng năm;
- Đây là thời điểm mà rễ cây chứa nhiều bột và có chất lượng tốt nhất.
1.6.2. Sơ chế
- Thường thì sau khi thu hoạch, rễ cây Cam thảo sẽ được rửa sạch và thái thành từng lát mỏng khoảng 2 mm;
- Sau đó, sẽ được phơi hoặc sấy khô.
1.7. Cách bào chế Cam thảo
Cam thảo thường được sử dụng dưới 3 dạng chính: bột Cam thảo, sinh thảo và chích thảo.
Cách chế biến thường khác nhau tùy thuộc vào dạng sử dụng, cụ thể:
- Sinh thảo: Rễ cây được rửa nhanh, sau đó đồ mềm và thái thành miếng mỏng 2 mm. Cuối cùng phơi hoặc sấy khô;
- Bột Cam thảo: Cạo bỏ lớp vỏ ngoài của rễ Cam thảo. Sau đó, thái thành từng miếng tròn, sấy khô rồi tán thành bột cho vào lọ thủy tinh, bảo quản và sử dụng dần;
- Chích thảo: Cam thảo sau khi sấy khô đem tẩm mật. Cứ 1 kg Cam thảo tẩm với 200 gram mật pha với 200 ml nước đun sôi. Sau đó, đem sao vàng cho đến khi khô.
1.8. Cách bảo quản Cam thảo
Bảo quản Cam thảo ở nhiệt độ phòng, nơi thoáng đãng, kín gió và tránh ẩm ướt.
2. Tác dụng của Cam thảo đối với Y học
2.1. Tác dụng của Cam thảo đối với Y học cổ truyền (Đông Y)
Cam thảo có mùi vị ngọt, tính bình và không hại. Nó mang lại nhiều tác dụng quý báu như:
- Giúp giải độc, tăng sức mạnh cơ bắp và cân bằng nội lực;
- Tốt cho hệ tuần hoàn, hạ huyết áp, giảm khát và kích thích trung kinh;
- Hỗ trợ điều chỉnh tiêu hóa, cung cấp năng lượng và thúc đẩy lưu thông mạch máu;
- Hỗ trợ tiêu hóa, làm dịu các cơn co thắt cơ trơn trong hệ tiêu hóa;
- Hỗ trợ điều trị các bệnh lý đường tiểu như đái dầm, tiểu nhiều lần, tiểu không tự chủ,…
2.2. Tác dụng của Cam thảo đối với Y học hiện đại
Cây Cam thảo chứa hơn 300 hợp chất khác nhau và có tính chống viêm, kháng khuẩn mạnh mẽ. Nhờ đó, nó mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe bao gồm:
- Điều trị viêm nhiễm da: Nghiên cứu cho thấy hoạt chất Glycyrrhiza glabra được chiết xuất từ rễ cây Cam thảo có khả năng chống lại vi khuẩn và ngăn ngừa nhiễm trùng da;
- Chữa viêm loét dạ dày: Hoạt chất glabridin và glabrene có trong rễ Cam thảo giúp giảm đau và làm lành vết loét dạ dày nhanh chóng;
- Điều trị viêm gan C: Glycyrrhizin trong cây Cam thảo có tác dụng kháng khuẩn và chống viêm, hỗ trợ điều trị viêm gan C;
- Chữa sâu răng: Cam thảo có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây sâu răng;
- Điều trị viêm họng và làm loãng đờm: Một số thành phần hóa học trong Cam thảo có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn và giúp làm loãng đờm, hỗ trợ điều trị viêm họng;
- Tác dụng điều chỉnh hệ thống nội tiết tố;
- Hỗ trợ giảm co thắt cơ trơn trong hệ tiêu hóa.
3. Các bài thuốc điều trị bệnh hiệu quả và an toàn từ các tác dụng của Cam thảo
3.1. Bài thuốc trị viêm ngứa, đau nhức họng, khản tiếng, ho,…
Nguyên liệu:
- Lá sen 3g;
- Cam thảo 3g.
Cách làm:
- Hãm nước sôi các nguyên liệu trên;
- Sử dụng bằng đường uống mỗi ngày.
3.2. Tác dụng của Cam thảo trong bài thuốc trị lao phổi, mồ hôi trộm
Nguyên liệu:
- Cam thảo 10g;
- Táo tầu 5 quả;
- Hoàng kỳ 20g;
- Con hà tươi 30g;
- Phù tiểu mạch 30g.
Cách làm:
- Sắc các nguyên liệu trên lấy nước;
- Sử dụng bằng đường uống, 1 thang/ngày chia 2 lần sáng và tối.
3.3. Bài thuốc trị viêm nhiễm đường tiết niệu
Nguyên liệu:
- Đạm trúc diệp 12g;
- Cam thảo 10g;
- Cây mã đề (xa tiền thảo) 100g.
Cách làm:
- Sắc các nguyên liệu trên lấy nước, cho đường phèn vừa đủ;
- Sử dụng bằng đường uống, 1 thang/ngày, 7 – 10 ngày là 1 liệu trình.
3.4. Tác dụng của Cam thảo trong bài thuốc trị sởi có mụn nước
Nguyên liệu:
- Cam thảo 6g;
- Hồng hoa 10g;
- Toàn qua lâu 20g.
Cách dùng:
- Sắc các nguyên liệu trên lấy nước;
- Sử dụng bằng đường uống, 1 thang/ngày chia 2 lần sáng và tối.
3.5. Bài thuốc trị viêm tuyến sữa cấp tính
Nguyên liệu:
- Xích thược 20g;
- Cam thảo 10g.
Cách làm:
- Sắc các nguyên liệu trên lấy nước;
- Sử dụng bằng đường uống, 1 thang/ngày chia 2 lần sáng và tối.
3.6. Tác dụng của Cam thảo trong bài thuốc trị sởi, có viêm họng
Nguyên liệu:
- Ngưu tất 20g;
- Cam thảo 10g.
Cách dùng:
- Sắc các nguyên liệu trên hai nước, trộn lẫn lấy khoảng 100ml;
- Cứ 20 – 40 phút, uốngtừ 5 – 10 ml;
3.7. Bài thuốc trị chảy nước dãi
Nguyên liệu:
- Cam thảo 2g;
- Ich trí nhân 5g;
- Ngũ vị tử 3g;
- Kha tử 2g.
Cách dùng:
- Nghiền chung thành bột thô, đựng trong túi vải, hãm nước sôi làm trà;
- Sử dụng bằng uống nhiều lần trong ngày.
3.8. Tác dụng của Cam thảo trong bài thuốc trị đái dầm ở trẻ em và người lớn
Nguyên liệu:
- Long đởm thảo 6g;
- Chi tử 8g;
- Sài hồ 8g;
- Tri mẫu 8g;
- Mộc thông 8g;
- Sinh địa 8g;
- Cam thảo 6g;
- Hoàng bá 6g.
Cách làm:
- Sắc các nguyên liệu trên lấy nước;
- Sử dụng bằng đường uống, 1 thang/ngày.
LƯU Ý: Trước khi sử dụng bất cứ bài thuốc điều trị bệnh nào từ Cam thảo, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ và chuyên gia để áp dụng đúng các tác dụng của Cam thảo trong quá trình điều trị bệnh của bản thân. Tránh việc sử dụng tuỳ tiện có nguy cơ dẫn đến những tác dụng phụ nguy hiểm đối với sức khoẻ.
4. Những đối tượng không nên sử dụng Cam thảo
Mặc dù mang lại nhiều lợi ích trong việc điều trị bệnh, thế nhưng Cam thảo cũng có thể có những tác dụng phụ khi sử dụng không đúng cách và không đúng trường hợp. Dưới đây là những đối tượng không nên sử dụng Cam thảo để tránh những rủi ro không mong muốn:
- Phụ nữ mang thai;
- Người bị cao huyết áp, huyết áp không ổn định;
- Người bị táo bón;
- Người cao tuổi;
- Người bị viêm phế quản, ho nhiều, khó thở,…
5. Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh – Giải pháp điều trị các bệnh lý đường tiểu có thành phần từ Cam thảo
Tại các phần trên có thể thấy vị thuốc Cam thảo có tác dụng điều trị một số bệnh lý rất hiệu quả và an toàn ngay tại nhà. Trong đó, vị thuốc này cũng rất hữu ích trong việc chữa trị tận gốc các bệnh lý về đường tiểu khi kết hợp cùng với các vị thuốc quý khác. Người bệnh gặp tình trạng đái dầm, tiểu nhiều, tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu không tự chủ,…có thể tham khảo Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh – Sản phẩm có sự kết hợp hài hoà giữa các vị thuốc quý có nguồn gốc từ thiên nhiên, trong đó có Cam thảo.
Thuốc được điều chế hoàn toàn từ các loại thảo dược thiên nhiên quý hiếm như: Đẳng sâm, đương quy, tang phiêu tiêu, quy bản, phục linh, cam thảo,…có tác dụng hồi phục chức năng chế ước của bàng quang, ổn định hệ thần kinh thực vật, làm ấm thận, bổ tỳ, vị, cân bằng âm dương trong cơ thể,…Từ đó, sản phẩm giúp điều trị các bệnh lý về đường tiểu ở trẻ em và người lớn như đái dầm, tiểu nhiều, tiểu không tự chủ, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu đêm,…
Nhờ có thành phần 100% từ thiên nhiên nên Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh không có bất kỳ tác dụng phụ nào. Bên cạnh đó, thuốc được điều chế dưới dạng thuốc nước siro, có độ ngọt vừa phải, mùi thơm dễ chịu nên rất phù hợp với đối tượng trẻ em từ 1 tuổi trở lên.
Hơn 10 năm có mặt trên thị trường, Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh đã nhận được nhiều đánh giá tích cực của các chuyên gia và người dùng, vinh dự đạt giải thưởng “SẢN PHẨM HÀNG HÓA, DỊCH VỤ TIN DÙNG NĂM 2011”, “TOP 10 THƯƠNG HIỆU HÀNG ĐẦU VIỆT NAM NĂM 2022”.
Như vậy, tại bài viết trên đã giải đáp các thắc mắc về tác dụng của Cam thảo trong việc điều trị bệnh. Hy vọng với những thông tin hữu ích này sẽ giúp người bệnh có thêm các phương pháp điều trị bệnh an toàn và hiệu quả tại nhà. Nếu như còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến Cam thảo, bệnh lý đường tiểu,…bạn hãy gửi thông tin tại Form đăng ký tư vấn bên dưới hoặc liên hệ ngay tới Hotline 087.658.8866 để các chuyên gia đến từ Thuốc Trị Đái Dầm Đức Thịnh tư vấn cho bạn trong thời gian sớm nhất!
Bạn có thể tham khảo thêm các bài viết về bệnh đái dầm ở trẻ em tại đây:
Ăn gì trị đái dầm? 7 món ăn siêu tốt hỗ trợ điều trị bệnh tiểu dầm
Nguyên nhân đái dầm ở trẻ em là gì?
7 Mẹo trị đái dầm ở trẻ em an toàn và hiệu quả nhất
Thuốc trị đái dầm cho trẻ em hiệu quả tốt nhất hiện nay
Bài viết này có hữu ích không?
Trả lời