Đái dầm là hiện tượng rối loạn tiểu tiện thường gặp, biểu hiện là tiểu tiện không theo ý muốn, xảy ra trong khi ngủ. Đái dầm thường gặp nhất ở trẻ em do chưa có khả năng kiểm soát bàng quang. Trẻ nhỏ đái dầm là hiện tượng bình thường và có thể tự hết khi trẻ lớn dần lên. Tuy nhiên, trẻ thường xuyên đái dầm có thể là do bệnh lý nào đó. Cùng tìm hiểu thêm về chứng đái dầm và cách chữa trị an toàn, đảm bảo sức khỏe cho trẻ qua bài viết dưới đây.

Trẻ đái dầm thường xuyên có phải điều bất thường?
Đái dầm là bệnh gì?
Trẻ Đái dầm là hiện tượng trẻ không tự kiểm soát được hoạt động tiểu tiện trong lúc ngủ, có thể xảy ra cả ban đêm lẫn ban ngày (trẻ đái dầm ban ngày) nhưng chủ yếu là đái dầm ban đêm. Hiện tượng này thường gặp ở khoảng 10% trẻ em trong độ tuổi từ 5-6 tuổi.
Đái dầm có 2 loại là đái dầm nguyên phát và đái dầm thứ phát:
- Đái dầm nguyên phát: Đây là loại đái dầm thường gặp nhất, chiếm tỷ lệ 75 – 80%, xảy ra khi trẻ còn nhỏ. Đái dầm nguyên phát xảy ra ở trẻ nhỏ chưa có khả năng kiểm soát tiểu tiện hoặc trẻ đã tập kiểm soát tiểu tiện nhưng không thành công.
- Đái dầm thứ phát: Xảy ra sau 6 tháng hoặc hơn 6 tháng không đái dầm. Trẻ có một thời gian không bị đái dầm rồi bỗng nhiên đái dầm trở lại do tác động của nhiều yếu tố.

Đái dầm có 2 loại là đái dầm nguyên phát và đái dầm thứ phát
Nguyên nhân trẻ thường xuyên đái dầm
Trẻ hay đái dầm có thể do nhiều yếu tố sau đây:
1. Thói quen sinh hoạt
- Uống nhiều nước, sữa, ăn cháo vào buổi tối trước khi đi ngủ có thể khiến trẻ hay đái dầm ban đêm.
- Sử dụng thực phẩm chứa cafein, chất kích thích như trà, cafe, cacao, socola, nước ngọt có gas,…
- Thường xuyên nhịn tiểu: trẻ hay mải chơi mà quên đi tiểu, lâu ngày dẫn đến tình trạng không kiểm soát được bàng quang và gây ra trẻ đái dầm lúc nhỏ.
2. Dung tích bàng quang nhỏ
Ở người lớn, bàng quang có thể chứa đến 300ml nước tiểu, đến lúc này sẽ có kích thích gây buồn tiểu và gửi tín hiệu lên não để tự chủ đi tiểu. Nhưng ở trẻ bàng quang chưa phát triển bàng quang đến như vậy, trường hợp bàng quang đầy nhưng không có phản xạ đi tiểu và khiến trẻ đái dầm khi ngủ.

Trẻ thường xuyên đái dầm do dung tích bàng quang của trẻ nhỏ không chứa và giữ được nhiều nước tiểu
3. Không sản xuất đủ hormone vasopressin
Trẻ em hay đái dầm do thiếu hormone vasopressin. Vasopressin (ADH) là hormon chống lợi niệu giúp làm giảm lượng nước tiểu sản xuất ở thận. Sản xuất đủ hormone này cho phép chúng ta ngủ một mạch 7-8 tiếng mà không phải dậy đi tiểu. Do đó, khi cơ thể sản xuất không đủ hormon này có thể gây đái dầm.
Thông thường, hiện tượng này chỉ xảy ra ở các bé dưới 5 tuổi. Nếu trẻ trên 5 tuổi vẫn thường xuyên đái dầm do thiếu hormone ADH có thể do chậm phát triển hoặc một số bệnh lý khác gây ra.
4. Di truyền
Theo nghiên cứu cho thấy, trẻ có cha và mẹ đều mắc chứng đái dầm hồi nhỏ thì tỷ lệ mắc bệnh cao hơn trẻ không có cha mẹ mắc đái dầm.
5. Bị ảnh hưởng tâm lý
Trẻ nhỏ tâm lý rất dễ bị tác động, dù xấu hay tốt. Do vậy những tác động ảnh hưởng xấu tới tâm lý của trẻ như cha mẹ la mắng, bạn bè hắt hủi, trêu chọc; chứng kiến cảnh bạo lực gia đình,… đều gây ra ám ảnh tâm lý ở trẻ và có thể là nguyên nhân khiến trẻ hay đái dầm.

Tác động xấu tới tâm lý của trẻ như cha mẹ la mắng, bạn bè trêu chọc,…. đều là nguyên nhân dẫn tới đái dầm
6. Nguyên nhân bệnh lý
Trẻ hay đái dầm là bệnh gì? Một số bệnh lý khiến trẻ thường hay đái dầm gồm: viêm đường tiết niệu ở trẻ, hẹp niệu đạo, sỏi thận, tiểu đường, sỏi niệu đạo, đái tháo nhạt, suy thận, bàng quang,… Nếu không chữa trị kịp thời sẽ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của trẻ.

Trẻ thường xuyên đái dầm có thể do một số loại bệnh lý đường tiết niệu gây nên
>>>Xem thêm:
Bí quyết chữa đái dầm cho trẻ 7 tuổi
Mách bạn cách trị bệnh đái dầm ở trẻ 5 tuổi
Cách trị đái dầm ở trẻ 4 tuổi hiệu quả
Ngỡ ngàng với cách chữa đái dầm cho trẻ 1-3 tuổi
Cách chữa đái dầm cho trẻ 10 tuổi chỉ sau 6 tuần
Thường xuyên đái dầm ảnh hưởng như thế nào tới trẻ
Hầu hết bé thường xuyên đái dầm sẽ cảm thấy xấu hổ, tự tin, không dám tiếp xúc với mọi người. Trẻ thường sống khép kín, giảm khả năng hòa nhập và lâu dần có thể dẫn tới trầm cảm. Bên cạnh đó, đái dầm khiến trẻ luôn khó chịu, vùng kín bí bách, ẩm ướt kéo theo nhiều bệnh nguy hiểm như nhiễm khuẩn hệ tiết niệu, viêm nhiễm vùng kín, nấm,…
Cách chữa cho trẻ thường xuyên đái dầm
Trẻ thường xuyên đái dầm do nhiều nguyên nhân, do vậy cha mẹ cần biết được nguyên nhân chính xác để có những phương pháp phù hợp. Một số cách chữa bệnh đái dầm ở trẻ em mà cha mẹ có thể áp dụng như:
Thay đổi thói quen sinh hoạt
- Hạn chế cho trẻ uống sữa, nước, các chất lỏng khác vào buổi tối và trước khi đi ngủ.
- Không cho trẻ uống trà, cà phê, nước ngọt có gas trong cả ngày.
- Lập thời gian biểu đi tiểu và uống nước, nhắc nhở trẻ không nhịn tiểu, nên đi tiểu trước khi ngủ.
- Tập cho trẻ thói quen giữ nước tiểu trong bàng quang: hướng dẫn trẻ chủ động nín giữ nước tiểu lâu hơn.
- Vệ sinh vùng kín cho trẻ hàng ngày, với trẻ lớn dạy trẻ cách vệ sinh để trẻ chủ động vệ sinh được.

Lập thời gian biểu đi tiểu và uống nước, nhắc nhở trẻ không nhịn tiểu, nên đi tiểu trước khi ngủ.
Liệu pháp tâm lý cho trẻ thường xuyên đái dầm
- Đái dầm không phải là lỗi của trẻ vì vậy phụ huynh không được đổ lỗi, trách mắng trẻ.
- Phụ huynh nên chuyện trò, giải thích cho trẻ đái dầm có thể chữa trị được và cùng tìm ra giải pháp.
- Khích lệ, động viên tinh thần trẻ nếu đái dầm được cải thiện nhưng không được phạt, mắng trẻ nếu đái dầm không cải thiện.
Mẹo trị đái dầm ở trẻ em bằng phương pháp tự nhiên
- Massage: Dùng dầu oliu để massage bụng dưới để tăng cường các cơ, đồng thời tăng khả năng kiểm soát bàng quang.
- Cho trẻ ăn quả óc chó và nho khô: Tần suất đi tiểu của trẻ sẽ giảm nếu cho trẻ ăn 1 muỗng cà phê hạt nho khô và 2 muỗng cà phê hạt óc chó như một bữa ăn nhẹ trước khi đi ngủ.
- Cách chữa bệnh đái dầm bằng giấm táo: Giấm táo có tác dụng giảm axit và giảm kích ứng ruột, hạn chế đái dầm. Vì vậy nên pha loãng giấm táo với mật ong cho bé uống 1-2 lần/ngày.
- Chữa đái dầm bằng mật ong: Mật ong có khả năng hấp thụ và giữ chất lỏng vì vậy cho trẻ dùng một thìa nhỏ mật ong mỗi ngày giúp trẻ giữ được nước tiểu lâu hơn. Trẻ dưới 2 tuổi thì không nên dùng mật ong.
- Mẹo chữa đái dầm bằng hạt mù tạt: Hạt mù tạt giúp trị đái dầm do nguyên nhân viêm đường tiết niệu. Cho nửa thìa cà phê mù tạt khô vào sữa cho bé uống 1h trước khi trẻ đi ngủ.

Cách chữa đái dầm cho trẻ 1-3 tuổi: Dùng dầu oliu để massage bụng dưới để tăng cường các cơ và tăng khả năng kiểm soát bàng quang
Thuốc chữa trị cho trẻ thường xuyên đái dầm chiết xuất thảo dược, không tác dụng phụ
Kết hợp các liệu pháp chăm sóc tại nhà từ tác động tâm lý tới chế độ ăn uống sinh hoạt như đã nói trên có tác dụng hỗ trợ điều trị đái dầm cho trẻ.
Các chuyên gia khuyên rằng, trẻ thường xuyên đái dầm nên kết hợp thêm dùng Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh có nguồn gốc từ thảo dược và sản xuất trên dây chuyền đạt chuẩn GMP Đông Dược của Bộ Y tế.

Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh trị đái dầm, dùng cho trẻ từ 1 tuổi trở lên
Thuốc được điều chế hoàn toàn từ các vị thuốc quý: đẳng sâm, đương quy, tang phiêu tiêu, quy bản, phục linh,… với công dụng bổ thận, tăng cường khả năng chế ước bàng quang, điều hòa hoạt động của hệ thần kinh thực vật; chữa bệnh đái dầm, tiểu đêm, tiểu không tự chủ hiệu quả.
Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh là THUỐC đã có mặt trên thị trường 10 năm và được hàng ngàn người dùng tin tưởng bình chọn là SẢN PHẨM HÀNG HÓA, DỊCH VỤ TIN DÙNG NĂM 2011. Thuốc được điều chế dưới dạng nước thảo dược, dễ sử dụng, phù hợp với trẻ em từ 1 tuổi trở lên.
Bài viết đã cung cấp thêm thông tin về tình trạng trẻ thường xuyên đái dầm. Các bậc phụ huynh hãy theo dõi thường xuyên tình trạng của trẻ và cho trẻ dùng Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh kiên trì để con mau chóng khỏi đái dầm nhé.
Bạn muốn tư vấn về bệnh đái dầm ở trẻ hoặc muốn biết thêm bất kỳ thông tin gì về sản phẩm, hãy để lại thông tin dưới form đăng ký hoặc gọi 087.658.8866. Các chuyên gia của Đái dầm Đức Thịnh sẽ phản hồi trong thời gian sớm nhất.
Bài viết này có hữu ích không?
18/03/2022 at 09:37
bé nhà mình hôm nào cũng đái dầm lại hay quấy khóc lúc đi tiểu, xin hỏi có làm sao không ạ?
18/03/2022 at 09:38
Chào bạn. Trẻ quấy khóc khi đi tiểu thường do đau ở đường tiết niệu và có thể bé bị viêm đường tiết niệu bạn nhé! Bạn nên cho bé đi thăm khám sớm để phát hiện các bệnh lý ạ
02/06/2021 at 15:39
Thuốc trị đái dầm dùng lâu dài được không bác sĩ? Có tác dụng phụ gì cho trẻ nhỏ không ạ?
02/06/2021 at 15:40
Chào bạn. Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh được chiết xuất từ các thành phần tự nhiên như Đẳng sâm, Đương quy, Phục linh, Quy bản,… nên khi dùng không gây tác dụng phụ, có thể dùng lâu dài để tăng sức đề kháng ở cả trẻ em và người lớn bạn nhé! Bạn còn gì thắc mắc thì điền thông tin vào form bên trên để các chuyên gia gọi lại tư vấn kỹ hơn ạ!
10/05/2021 at 19:05
Con tôi 4 tuổi mà gần như ngày nào cũng bị đái dầm, chủ yếu là ban đêm. Tôi có dùng 1 số cách tại nhà mà chỉ đỡ được vài hôm. Bác sĩ tư vấn giúp tôi cách chữa triệt để với. Cảm ơn bác sĩ
10/05/2021 at 19:06
Chào bạn. Tình trạng bé là do chức năng chế ước của bàng quang bị rồi loạn, dây thần kinh thực vật của bé bị ảnh hưởng, khi đầy bàng quang không gửi tín hiệu lên não bộ báo thức lên não bộ dẫn đến việc tiểu dầm của bé đó ạ. Bạn nên dùng các sản phẩm chiết xuất từ thiên nhiên để cho bé dùng nhé. Vừa an toàn lành tính mà lại hiệu quả ạ.