Tham vấn y khoa: Thạc sĩ – Dược sĩ Vũ Thị Nhiễu
Biên tập: Hà Huyền
Căng tức bụng dưới buồn đi tiểu ở nữ không chỉ gây nhiều khó chịu cho người bệnh mà còn có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm của nhiều bệnh lý nghiêm trọng. Vậy tức bụng dưới đi tiểu nhiều lần là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị ra sao? Tại bài viết dưới đây, hãy cùng với Thạc sĩ – Dược sĩ Vũ Thị Nhiễu đến từ Nhà Thuốc Đông Y Gia Truyền Đức Thịnh Đường đi tìm hiểu về vấn đề này một cách chi tiết và kỹ lưỡng nhất!
1. Triệu chứng của việc căng tức bụng dưới buồn đi tiểu ở nữ như thế nào?
Đau tức bụng dưới và đi tiểu nhiều lần ở nữ là tình trạng người bệnh cảm thấy bụng dưới luôn căng tức, chướng, khó chịu dẫn đến buồn tiểu (buồn đái), đi tiểu nhiều lần trong ngày.
Trung bình, một người bình thường đi tiểu khoảng 7 – 8 lần/ngày. Nhưng ở người bị tiểu nhiều lần, số lần đi tiểu có thể lên đến 15 – 20 lần, người bệnh vừa đi tiểu lại có cảm giác buồn tiểu nhưng mỗi lần lượng nước tiểu khá ít. Trong một số trường hợp, nước tiểu sẽ đục, có mùi khác lạ như tanh nồng hoặc hôi.
Căng tức bụng dưới buồn đi tiểu ở nữ, tiểu nhiều lần là những hiện tượng bất thường có thể xảy ra bởi nguyên nhân chủ quan trong thói quen sinh hoạt:
- Uống quá nhiều cafe, trà, rượu, bia;
- Ăn đồ cay nóng;
- Thường xuyên nhịn tiểu khiến cơ bàng quang bị tổn thương và bạn sẽ cảm thấy đau bụng dưới.
2. Căng tức bụng dưới buồn đi tiểu ở nữ là bị bệnh gì?
Khó chịu, căng tức bụng dưới buồn đi tiểu phần lớn là do bệnh lý nhiễm trùng hệ tiết niệu như bệnh về bàng quang, thận, sỏi tiết niệu hoặc viêm nhiễm phụ khoa, viêm ruột thừa cấp tính. Viêm nhiễm thường xảy ra ở phụ nữ hơn do cấu tạo cơ thể khi niệu đạo rất gần nơi cư trú của vi khuẩn – hậu môn. Nếu không được vệ sinh sạch sẽ và đúng cách, vi khuẩn sẽ có cơ hội xâm nhập và lây lan.
2.1. Bệnh lý ở bàng quang
Căng tức bụng dưới buồn đi tiểu là những biểu hiện điển hình của bệnh viêm bàng quang. Viêm bàng quang xảy ra ở cả nam và nữ giới. Có thể căn cứ vào mức độ viêm ở bàng quang mà những cơn đau tức bụng dưới nặng hay nhẹ, kéo dài hay không.
Khi bị đau, căng tức bụng dưới buồn đi tiểu kèm theo tiểu nhiều lần và tiểu ra máu còn là những biểu hiện của khối u xuất hiện và phát triển. Khối u này chèn ép bàng quang gây ra những triệu chứng trên. Viêm bàng quang có thể chuyển biến gây viêm bể thận, nhiễm trùng thận nên người bệnh có thể cảm thấy đau bụng dưới buồn nôn đi tiểu nhiều.
2.2. Nhiễm khuẩn đường tiết niệu
Khó chịu, bị đau và căng tức bụng dưới buồn đi tiểu, tiểu buốt, cảm giác mắc tiểu và đi tiểu nhiều lần, đau bụng dưới kèm buồn nôn là những biểu hiện của bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu. Nhiễm khuẩn đường tiết niệu là bệnh khi có vi khuẩn (chủ yếu là E.coli) xuất hiện trong đường tiết niệu. Phụ nữ là đối tượng dễ mắc bệnh này hơn đàn ông do cấu tạo niệu đạo thẳng và ngắn hơn.
Vi khuẩn tấn công gây tổn thương đường tiết niệu, kích thích bàng quang, niệu đạo. Từ đó gây ra hiện tượng căng tức bụng dưới ở nữ, buồn đi tiểu nhiều lần, đau bụng dưới, đôi khi kèm theo đau mỏi lưng.
2.3. Sỏi đường tiết niệu
Sỏi đường tiết niệu hình thành từ những thói quen xấu của người bệnh gồm: Nhịn tiểu thường xuyên, lạm dụng rượu bia, ăn uống thiếu khoa học. Đây là một nguyên nhân khiến bạn cảm thấy đi tiểu bị đau bụng dưới ở nữ một cách rõ rệt.
Sỏi di chuyển trong đường tiết niệu gây tổn thương đường niệu gây ra đau quặn bụng dưới kèm buồn nôn, căng tức bụng dưới buồn đi tiểu, tiểu buốt, tiểu rắt, căng tức bụng dưới bên trái,…Ngoài ra người bệnh còn có cảm giác đau vùng thắt lưng, vùng bẹn và đau bộ phận sinh dục.
2.4. Sỏi tiết niệu
Sỏi tiết niệu là bệnh lý khá phổ biến, thường xuất phát từ việc nhịn tiểu thường xuyên. Nước tiểu đọng lại co cụm hóa lỏng thành rắn tạo thành sỏi. Ngoài căng tức bụng dưới buồn đi tiểu, người bị sỏi thận còn đau buốt vùng bụng dưới gần mu, đau vùng thắt lưng, khó chịu, mệt mỏi, có trường hợp còn sốt.
-
Ngoài những nguyên nhân trên có thể gây đau bụng dưới của phụ nữ, các bệnh như viêm ruột thừa cấp tính, viêm nhiễm phụ khoa, viêm bàng quang kẽ cũng có thể gây ra triệu chứng bụng dưới căng tức, khó chịu.
Bạn đang gặp phải vấn đề như thế nào? Liên hệ ngay với nhà thuốc và chuyên gia để nhận được tư vấn chính xác nhất.
3. Đau và bị căng tức bụng dưới buồn đi tiểu nhiều lần có nguy hiểm không?
Như đã phân tích, căng tức bụng dưới buồn đi tiểu ở nữ có thể là do các bệnh lý ở trên. Những bệnh lý này gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của người bệnh, ở một số trường hợp còn làm tăng nguy cơ vô sinh – hiếm muộn, thậm chí là tử vong nếu không được chữa trị sớm. Một số hệ lụy do cảm giác căng tức bụng dưới buồn đi tiểu gây ra:
- Ảnh hưởng đến sinh hoạt, đời sống hàng ngày;
- Công việc bị ảnh hưởng do luôn buồn đi vệ sinh, đi tiểu nhiều lần, đau nhói bụng, đi tiểu xong bị đau bụng dưới ở nữ và cả nam giới;
- Mỗi lần đi tiểu bị đau bụng dưới, tiểu đau, buốt khiến người bệnh sợ hãi việc đi tiểu;
- Bệnh lý tuyến tiền liệt ở nam giới, u nang buồng trứng hoặc viêm âm đạo ở nữ giới có thể ảnh hưởng đến chức năng sinh sản;
- Đau khi quan hệ tình dục, không còn cảm giác thăng hoa khi “yêu”, sinh lý kém,…lâu dần dẫn tới suy giảm ham muốn;
- Căng tức bụng dưới buồn đi tiểu khi mang thai: Bà bầu bị căng tức bụng dưới có thể ảnh hưởng xấu tới em bé trong bụng.
4. Căng tức bụng dưới buồn đi tiểu ở nữ phải làm sao?
Căng tức bụng dưới buồn đi tiểu dù ở đối tượng nào cũng phần lớn xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Do vậy, người bệnh nên nhanh chóng thăm khám tại các cơ sở y tế để được bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán chính xác và đưa ra phác đồ điều trị thích hợp.
Dưới đây là một vài phương pháp điều trị căng tức bụng dưới buồn đi tiểu:
4.1. Điều trị bằng thuốc Tây y
Phương pháp này chủ yếu áp dụng cho trường hợp căng tức bụng dưới buồn đi tiểu do viêm âm đạo, viêm bàng quang, viêm đường tiết niệu ở thể nhẹ.
Một số thuốc sẽ được bác sĩ kê đơn gồm:
- Thuốc kháng sinh, chống viêm nếu tác nhân gây viêm nhiễm là vi khuẩn: Ampicillin, Trimethoprim, Penicillin G, Cloxacillin,…
- Thuốc giảm đau được kể để xoa dịu cảm giác đau tức bụng dưới, đau nhói bụng, tiểu đau: Panadol, Ibuprofen, Paracetamol,…
Những loại thuốc này có hiệu quả nhanh chóng nhưng ít nhiều gây ra tác dụng phụ cho người bệnh như đau bụng, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, suy giảm hệ miễn dịch, hại gan,…Do vậy, người bệnh không được tự phép mua thuốc điều trị, thay đổi liều lượng khi chưa có sự cho phép của bác sĩ chuyên môn.
4.2. Điều trị bằng phương pháp Oxygen
Phương pháp Oxygen thường dùng cho trường hợp căng tức bụng dưới buồn đi tiểu do viêm đường tiết niệu, viêm âm đạo, viêm nhiễm phụ khoa,…Nếu người bệnh không muốn uống thuốc thì có thể tham khảo phương pháp này.
Phương pháp Oxygen giúp khuếch tán và tiêu diệt vi khuẩn, nấm nhờ cơ chế hoạt động là sử dụng các ion oxy len lỏi sâu vào từng tế bào. Phương pháp này tiêu diệt chính xác và nhanh chóng các tác nhân gây viêm âm đạo, viêm đường tiết niệu.
Phương pháp này có ưu điểm không cần dùng thuốc, ít tác dụng phụ, loại bỏ hiệu quả các triệu chứng của bệnh nhưng chi phí khá đắt đỏ.
4.3. Sử dụng thuốc thảo dược tự nhiên
Ngoài các phương pháp điều trị trên, hiện nay, rất nhiều người có xu hướng tìm kiếm sản phẩm thảo dược tự nhiên để điều trị chứng căng tức bụng dưới buồn đi tiểu. Bởi thuốc thảo dược tập trung điều trị bệnh từ gốc, loại bỏ các tác nhân gây bệnh. Thêm vào đó, thuốc thảo dược có nguồn gốc thiên nhiên lành tính, không để lại tác dụng phụ, không lo tái phát bệnh, tiết kiệm chi phí và thời gian tối đa cho người dùng.
Một trong những sản phẩm trị rối loạn tiểu tiện nói chung, tình trạng căng tức bụng dưới buồn đi tiểu được đông đảo người dùng đánh giá cao là sản phẩm Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh.
Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh được bào chế dựa trên bài thuốc lâu đời của Nhà Thuốc Đông Y Gia Truyền Đức Thịnh Đường – Nhà thuốc có hơn 200 năm lịch sử liên tục làm thuốc chữa bệnh cứu người. Bài thuốc có thành phần hoàn toàn từ các loại thảo dược quý trong Y học Cổ truyền với những công dụng bổ thận, bổ khí, cân bằng âm dương, định tâm, điều hòa khí huyết:
- Đương quy: Tác dụng chống viêm, tăng cường hệ miễn dịch, diệt khuẩn, chữa đau bụng, tiểu nhiều, tiểu đêm;
- Đảng sâm: Bổ trung, ích khí, kiện tỳ, dưỡng huyết, tác dụng chống mệt mỏi, suy nhược cơ thể, tăng cường miễn dịch, kháng viêm, kháng khuẩn,…;
- Tang phiêu tiêu: Ích thận, cố tinh, dùng với các bệnh thận hư, điều trị đái dầm, đái ra sỏi, tiểu đục, đau tức bụng, đau lưng mỏi gối,…;
- Quy bản: Ấm thận, bền khí, sáp tinh, sáp niệu, ôn tỳ, kiện vị,…;
- Ngoài ra, bài thuốc còn có Phục linh, Cam thảo, Viễn chí,…
Sản phẩm có tác dụng củng cố, phôi phục chức năng chế ước của bàng quang, cân bằng âm dương cho cơ thể, tăng cường chức năng thận nên không chỉ có tác dụng với các rối loạn tiểu tiện như: Tiểu dầm, tiểu són, tiểu buốt, tiểu rắt,…mà còn hỗ trợ cải thiện chứng đau bụng dưới buồn đi tiểu, tiểu nhiều lần, tiểu không tự chủ,…
Thuốc được bào chế dưới dạng siro thảo dược dễ sử dụng, mùi dễ chịu, hoàn toàn an toàn cho trẻ nhỏ, phù hợp với trẻ từ 1 tuổi trở lên đến người lớn.
Hơn 10 năm có mặt trên thị trường, thuốc trị đái dầm Đức Thịnh đã nhận được đánh giá cao của các chuyên gia và người dùng. Sản phẩm được bình chọn là “SẢN PHẨM HÀNG HÓA, DỊCH VỤ TIN DÙNG NĂM 2011”, “TOP 10 THƯƠNG HIỆU HÀNG ĐẦU VIỆT NAM NĂM 2022” và nhiều giải thưởng danh giá khác.
Như vậy, tại bài viết trên đây đã giải đoán toàn bộ các thắc mắc liên quan đến vấn đề Căng tức bụng dưới buồn đi tiểu ở nữ giới. Hy vọng với những thông tin hữu ích này sẽ giúp người bệnh có một quá trình điều trị an toàn và đạt hiệu quả tối ưu. Nếu như còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề bệnh lý, sản phẩm điều trị bệnh, cách đặt hàng chính hãng, chương trình khuyến mãi hiện nay,…bạn hãy gửi thông tin tại Form đăng ký tư vấn bên dưới hoặc liên hệ ngay tới Hotline 087.658.8866 để được các chuyên gia đến từ Thuốc Trị Đái Dầm Đức Thịnh tư vấn cho bạn trong thời gian sớm nhất!
Bài viết này có hữu ích không?
25/03/2022 at 08:54
bà bầu bị căng tức bụng dưới có sao không ạ?
25/03/2022 at 08:55
Chào bạn. Nguyên nhân của cảm giác căng tức bụng dưới phụ thuộc vào giai đoạn mang thai. Trong những tuần đầu thai kỳ, bụng dưới sẽ có cảm giác tức khi thai nhi đang tìm cách bám vào tử cung. Bạn cũng có thể đau bụng nếu bạn ốm nghén. Khi thai lớn hơn, cảm giác đau thường là do sự căng cơ và dây chằng vì đang phải nâng đỡ cho tử cung đang ngày càng lớn hơn. Hãy gọi ngay cho các bác sĩ nếu bạn bị đau dữ dội kéo dài, kèm tiểu buốt tiểu rắt, tiểu ra máu,,.. vì có thể là dấu hiệu nhiễm trùng tiết niệu, sỏi, bệnh xã hội,…
21/05/2021 at 11:54
Tôi bị đau rát bộ phận sinh dục khi đi tiểu, trước khi đi tiểu cũng căng tức bụng, bàng quang lúc nào cũng căng rất khó chiu. Không biết điều trị như thế nào cho an toàn mà dứt điểm. Tư vấn giúp tôi.
21/05/2021 at 11:55
Chào bạn. Bạn để lại thông tin vào form bên trên để các chuyên gia gọi lại tư vấn kỹ hơn về tình trạng của mình nhé!