Đái dầm là tình trạng phổ biến ở trẻ nhỏ, nhưng người lớn cũng có thể mắc đái dầm. Đái dầm thường gây những phiền toái trong cuộc sống và ảnh hưởng nhiều đến tâm lý. Tuy nhiên, hiện nay đã có rất nhiều cách điều trị bệnh đái dầm hiệu quả. Trong bài viết này sẽ tổng hợp các cách điều trị bệnh đái dầm cho cả người lớn và trẻ em. Bạn quan tâm hãy đọc hết bài viết này nhé!
Hướng dẫn cách trị đái dầm ở trẻ em và người lớn hiệu quả nhất
1. Bệnh đái dầm là gì?
Đái dầm (đái dầm khi ngủ) là tình trạng đi tiểu không tự chủ trong khi ngủ. Hiện tượng đái dầm thường xảy ra ở trẻ em bởi lúc này cơ thể của bé chưa phát triển toàn diện và hệ thần kinh chưa điều khiển được chức năng của bàng quang khi chứa nước tiểu.
Đa số trẻ đái dầm khi còn nhỏ và tự khỏi khi lớn lên. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp bệnh đái dầm không tự khỏi khi trưởng thành và thậm chí có thể tiến triển thành bệnh đái dầm mãn tính. Hiện nay, có khoảng 1-2% người lớn mắc bệnh đái dầm, nguyên nhân của tình trạng này có thể liên quan đến một số bệnh lý tiềm ẩn nào khác.
Cách chữa đái dầm ở trẻ em và người lớn
Đái dầm không chỉ gây nhiều phiền toái trong cuộc sống hằng ngày mà còn ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý của người bệnh. Đái dầm ở trẻ em có thể khiến bé có tâm lý tự ti, lo sợ thậm chí trầm cảm nếu cha mẹ la mắng mỗi khi đái dầm hoặc tạo áp lực tâm lý cho bé. Đái dầm còn ảnh hưởng đến sức khỏe của bé và có thể cảnh báo một số bệnh lý như chậm lớn, bàng quang nhỏ hơn bình thường…
Ở người lớn, đái dầm gây ra tự tự ti, e ngại, không dám chia sẻ với người khác, kể cả những thành viên trong gia đình. Ngoài ra, đái dầm có thể là biểu hiện của một số bệnh lý tiềm ẩn mà người mắc bệnh đái dầm có thể chưa phát hiện ra.
Theo thống kê ở Mỹ, khoảng 15 – 20% trẻ 5 tuổi trở lên bị đái dầm. Tuy nhiên, tỷ lệ này thay đổi tùy theo lứa tuổi. Cụ thể như sau, đái dầm xảy ra khoảng 33% trẻ 5 tuổi, 25% trẻ 7 tuổi, 15% trẻ 9 tuổi, 8% trẻ 11 tuổi, 4% trẻ 13 tuổi và 3% trẻ từ 15 – 17 tuổi. Trẻ nam chiếm tỷ lệ 60%. Tuy nhiên, điều này cũng phụ thuộc vào lứa tuổi. Từ 4 đến 6 tuổi, số trẻ nam và trẻ nữ như nhau. Khoảng 11 tuổi thì trẻ nam gấp đôi trẻ nữ. Tỷ lệ trẻ bị đái dầm cũng khác nhau tùy theo tầng lớp giai cấp trong xã hội. Tình trạng kinh tế xã hội thấp thì tỷ lệ đái dầm cũng gia tăng. Đái dầm không liên quan đến chủng tộc.
Ở Việt Nam, hiện nay, có khoảng 1-2 % người lớn mắc bệnh đái dầm và con số đó có thể lớn hơn nữa bởi tâm lý e dè, xấu hổ và không muốn chia sẻ vấn đề này. Ở trẻ em thường gặp ở khoảng 10% trẻ em trong độ tuổi từ 5-6 tuổi. Đái dầm có thể xảy ra bất kỳ thời điểm nào trong ngày, nhưng phổ biến nhất là vào ban đêm trong lúc ngủ.
2. Điều trị bệnh đái dầm ở trẻ em
2.1. Điều trị không dùng thuốc
Biện pháp điều trị đái dầm không dùng thuốc ở trẻ em hiện nay rất đa dạng, cha mẹ có thể áp dụng các cách dưới đây để giúp tình trạng đái dầm của con được thuyên giảm.
+ Hạn chế cho bé uống nước sau bữa tối nhằm giảm lượng nước tiểu sản xuất vào ban đêm, ban ngày cần cho bé uống đủ lượng nước cần thiết.
+ Tránh cho bé ăn những thực phẩm có chứa caffeine, socola hoặc nước ngọt có ga.
+ Tập cho bé thói quen đi vệ sinh đúng giờ. Hai tiếng trước khi đi ngủ nên cho bé đi tiểu ít nhất 2 lần. Nên khuyến khích trẻ đi vệ sinh đúng giờ kể cả khi trẻ không buồn tiểu.
+ Cho bé uống đủ lượng nước trong 1 ngày, tuyệt đối không để trẻ bị khát.
+ Không nên đánh thức trẻ vào ban đêm để đi tiểu vì làm như vậy có thể khiến trẻ bị mất ngủ, gián đoạn giấc ngủ.
+ Sử dụng các biện pháp tâm lý như trò chuyện cùng trẻ để tìm cách khắc phục tình trạng đái dầm.
+ Không nên quát nạt hay la mắng khi trẻ đái dầm, điều này có thể khiến tình trạng đái dầm của bé trở nên nghiêm trọng hơn do tâm lý trẻ bị căng thẳng.
+ Đối với các bé lớn vẫn đái dầm, cần trấn an tinh thần cho bé, động viên bé để đối phó với tình trạng này.
Cách trị đái dầm ở trẻ em
2.2. Điều trị bằng thuốc
Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại thuốc chữa đái dầm ở trẻ em. Tuy nhiên, cha mẹ không nên tự ý mua thuốc cho con uống mà cần có chỉ định của bác sĩ với liều lượng phù hợp. Một số loại thuốc thường dùng để điều trị đái dầm cho bé được bác sĩ sử dụng như:
+ Desmopressin: Đây là loại thuốc phổ biến nhất, có tác dụng giảm lượng nước tiểu sản xuất vào ban đêm.
+ Thuốc kháng cholinergic: Giúp làm giảm co thắt bàng quang, tăng dung tích bàng quang.
+ Thuốc chống trầm cảm ba vòng: Một số loại thuốc này có tác dụng làm giảm số lần đi tiểu ban đêm.
+ Thuốc trị đái dầm Đức Thịnh: Đây là sản phẩm thuốc trị đái dầm ở trẻ em đặc biệt hiệu quả trong các trường hợp đái dầm, đái nhiều, đái không tự chủ, đái buốt, đái rắt ở cả người lớn và trẻ em. Thuốc có thành phần từ các dược liệu quý như Đảng sâm, Đương quy, Hoàng kỳ, Tang phiêu tiêu… bào chế dưới dạng siro có vị ngọt thanh dễ uống, phù hợp cho trẻ nhỏ yên tâm sử dụng mà không lo tác dụng phụ. Cha mẹ có thể mua thuốc trị đái dầm Đức Thịnh tại các hệ thống nhà thuốc Long Châu, PharmaCity và các nhà thuốc trên toàn quốc.
2.3. Điều trị đái dầm bằng phương pháp tự nhiên
Ngoài các phương pháp điều trị đái dầm ở trẻ em nêu trên, cha mẹ có thể áp dụng thêm các phương pháp tự nhiên để hạn chế tình trạng đái dầm ở trẻ như Massage bằng dầu oliu, cải thiện khả năng kiểm soát của bàng quang bằng các bài tập đặc thù, cho trẻ dùng quế, cho trẻ uống nước ép việt quất, cho trẻ dùng mật ong… Tuy nhiên, không nên quá lạm dụng các phương pháp tự nhiên này nếu trẻ không có sự cải thiện sau 1 thời gian dài áp dụng.
=> Xem thêm: Cách chữa đái dầm bằng mật ong
3. Cách điều trị bệnh đái dầm ở người lớn
3.1. Điều trị bằng thuốc
Khi điều trị đái dầm ở người lớn bằng thuốc, bác sĩ sẽ căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh để có phác đồ phù hợp.
+ Đái dầm bởi nhiễm trùng tiết niệu, bác sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh.
+ Thuốc cholinergic để giảm kích thích tại các cơ bàng quang.
+ Sử dụng thuốc Desmopressin acetate để tăng nồng độ ADH giúp thận ngừng sản xuất nước tiểu vào ban đêm.
+ Sử dụng thuốc ức chế chuyển 5-alpha để thu nhỏ phì đại tiền liệt tuyến.
+ Sử dụng thuốc trị đái dầm cho người lớn có tên là Bảo niệu Đức Thịnh đây là phiên bản nâng cấp của thuốc trị đái dầm Đức Thịnh, bổ sung các dược liệu quý phù hợp với cơ địa người lớn giúp đẩy nhanh quá trị điều trị bệnh. Bảo Niệu Đức Thịnh được bào chế từ các vị thảo dược quý có tác dụng bổ khí, cân bằng âm dương. Sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền hiện đại tại nhà máy GMP-WHO, được Bộ Y tế cấp phép lưu hành toàn quốc. Sản phẩm giúp bổ thận, hỗ trợ tăng cường chức năng thận, hỗ trợ giảm triệu chứng đái dầm, tiểu nhiều lần, tiểu đêm, tiểu buốt, tiểu rắt, khó tiểu tiện, viêm đường tiết niệu
3.2. Điều trị đái dầm ở người lớn bằng phẫu thuật
+ Phẫu thuật để tạo hình bàng quang: bàng quang của bạn sẽ được cắt mở và chèn một miếng vá của cơ ruột. Điều này giúp nhằm làm giảm sự bất ổn của bàng quang đồng thời tăng khả năng kiểm soát của bàng quang, ngăn ngừa tình trạng đái dầm ở người lớn
+ Phẫu thuật cắt cơ trơn bàng quang: các cơn co thắt trong bàng quang là do các cơ trơn kiểm soát, việc phẫu thuật này nhằm giúp giảm co thắt ở bàng quang
+ Phẫu thuật sửa các cơ quan vùng chậu: nếu cơ quan sinh sản của nữ nằm không đúng vị trí, gây ảnh hưởng tới bàng quang thì nên thực hiện phẫu thuật để sửa cơ quan vùng chậu
Cách trị đái dầm ở người lớn
3.3. Điều trị bằng các thiết bị
+ Thiết bi báo động khi tiểu: Đây là một thiết bị đơn giản nhưng hiệu quả, giúp người bệnh tự nhận biết và kiểm soát việc tiểu tiện vào ban đêm. Thiết bị này thường bao gồm một cảm biến đặt vào quần lót. Khi bắt đầu tiểu, cảm biến sẽ phát ra âm thanh hoặc rung động để đánh thức người bệnh dậy.
+ Thiết bị kích thích thần kinh: Thiết bị này hoạt động dựa trên nguyên tắc kích thích các dây thần kinh kiểm soát bàng quang, giúp tăng cường khả năng kiểm soát bàng quang và giảm tình trạng tiểu đêm.
3.4. Điều trị bằng phương pháp dân gian
Bên cạnh các biện pháp như phẫu thuật, dùng thuốc, dùng các thiết bị điện tử để hỗ trợ thì người bệnh cũng có thể sử dụng cách trị đái dầm ở người lớn tại nhà bằng các biện pháp dân gian như
+ Củ mài: Củ mài được xem là một vị thuốc quý trong Đông y, có tác dụng bổ thận, cố tinh, giúp trẻ ngủ ngon và giảm tình trạng đái dầm.
+ Dế mèn đen: Theo kinh nghiệm dân gian, dế mèn đen có thể giúp điều trị đái dầm. Tuy nhiên, phương pháp này cần được thực hiện cẩn thận và dưới sự hướng dẫn của người có kinh nghiệm.
+ Màng mề gà: Màng mề gà được cho là có tác dụng làm se khít các cơ vòng bàng quang, giúp giảm tình trạng tiểu đêm.
+ Mang cua biển: Phần thịt trắng xốp bên trong mai cua biển được cho là có tác dụng tốt trong việc điều trị đái dầm.
+ Các loại hạt: Hạt bí đỏ, hạt dưa, hạt điều… được cho là có tác dụng bổ thận, giúp cải thiện chức năng thận.
+ Các loại rau củ: Rau má, rau câu, bí đao… có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, giúp giảm áp lực lên bàng quang.
=> Xem thêm: Chữa đái dầm bằng phương pháp dân gian
4. Kết luận
Đái dầm không chỉ là một vấn đề về sức khỏe mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến tâm lý của trẻ và gia đình. Bệnh đái dầm có thể điều trị khỏi nếu người bệnh được thăm khám và can thiệp sớm. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh nhân đái dầm có thể gặp phải nhiều vấn đề như tâm lý tự ti, căng thẳng kéo dài, gia đình bất hòa, ảnh hưởng đến sức khỏe… Chính vì vậy, điều trị đái dầm sớm là điều bác sĩ nào cũng khuyên bệnh nhân thực hiện. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh những hậu quả không mong muốn và giúp điều trị bệnh đái dầm được hiệu quả nhất.
Bài viết này có hữu ích không?
Trả lời