Viêm đường tiết niệu là tình trạng khá dễ gặp ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân có thể do việc cha mẹ vệ sinh cho trẻ không đúng cách dẫn đến bội nhiễm, sức đề kháng trẻ còn non yếu không thể kháng lại vi khuẩn… Viêm đường tiết niệu ở trẻ nhỏ có thể điều trị khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện sớm. Vậy cách chữa viêm đường tiết niệu ở trẻ em sẽ như thế nào? Câu trả lời sẽ có trong bài viết này!
1. Viêm đường tiết niệu ở trẻ em có nguy hiểm không?
Viêm đường tiết niệu ở trẻ em có nguy hiểm không? Viêm đường tiết niệu ở trẻ là hiện tượng vi khuẩn từ da hoặc phân của trẻ xâm nhập vào đường tiết niệu và phát triển thành bệnh. Các loại vi khuẩn này có thể gây nhiễm trùng ở bất kỳ vị trí nào trong đường tiết niệu như thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo…
Trong đó, các bé gái có nhiều nguy cơ bị viêm đường tiết niệu hơn các bé trai do có niệu đạo ngắn hơn. Vi khuẩn từ hậu môn dễ dàng xâm nhập vào âm đạo và niệu đạo hơn.
Việc chẩn đoán và điều trị kịp thời viêm đường tiết niệu ở trẻ em có vai trò ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm cho trẻ trong tương lai. Bởi vì, nếu không được điều trị, viêm đường tiết niệu có thể dẫn đến nhiễm trùng thận và các tình trạng nghiêm trọng hơn như:
- Áp xe thận.
- Giảm chức năng thận hoặc biến chứng suy thận.
- Thận ứ nước hoặc sưng thận.
- Nặng hơn có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết, suy nội tạng và nguy cơ tử vong cao.
2. Dấu hiệu nhận biết viêm đường tiết niệu ở trẻ
Dấu hiệu nhận biết viêm đường tiết niệu ở trẻ sẽ như thế nào? Ở trẻ lớn, các triệu chứng thường rõ ràng hơn, điển hình như đau bụng dưới, lưng hoặc bên hông và bé có nhu cầu đi tiểu gấp hoặc thường xuyên hơn. Nếu tình trạng nặng, một số trẻ có thể sẽ mất đi khả năng kiểm soát bàng quang và có thể dẫn đến tiểu dầm, tiểu không tự chủ, tiểu nhiều lần. Thậm chí, có thể thấy nước tiểu lẫn máu hoặc màu nước tiểu chuyển sang màu hồng.
Hướng dẫn điều trị viêm đường tiết niệu cho bé tại nhà
Với các trẻ nhỏ hơn, các biểu hiện thường khó phát hiện nên cha mẹ cần quan tâm đến trẻ nhiều hơn thì mới thấy được các biểu hiện của viêm đường tiết niệu ở trẻ em. Đơn cử như việc trẻ sơ sinh quấy khóc, bỏ bữa hoặc sốt… cũng là các dấu hiệu của viêm đường tiết niệu, tuy nhiên, các biểu hiện này thường dễ nhầm với các bệnh lý khác nên rất khó phát hiện.
Ngoài ra, các dấu hiệu khác của viêm đường tiết niệu ở trẻ cũng có thể kể đến như:
- Tình trạng nóng hoặc đau rát khi trẻ đi tiểu.
- Nước tiểu có mùi hôi hoặc đục.
- Trẻ thường xuyên đi tiểu gấp nhưng lượng nước tiểu không nhiều.
- Sốt.
- Trẻ buồn nôn hoặc nôn kèm theo tiêu chảy.
Căn cứ vào các dấu hiệu này, cha mẹ có thể tìm hiểu về cách chữa viêm đường tiết niệu ở trẻ em để điều trị sớm nhất giúp bé nhanh khỏi hơn nhé.
3. Cách chữa viêm đường tiết niệu ở trẻ em
Tùy theo vị trí viêm, mức độ, tính chất và chủng vi khuẩn gây bệnh sẽ có phác đồ điều trị khác nhau.
3.1. Chữa viêm đường tiết niệu ở trẻ em bằng thuốc kháng sinh
Nguyên tắc chung là lựa chọn kháng sinh thích hợp. Tốt nhất là dùng kháng sinh theo kháng sinh đồ phối hợp điều trị triệu chứng và điều trị hỗ trợ khác.
Ở giai đoạn nhẹ: Viêm đường tiết niệu thường sẽ dùng kháng sinh đường uống kết hợp với thuốc sát khuẩn. Với tình trạng bệnh nhẹ, các mẹ có thể áp dụng phương pháp chữa viêm đường tiết niệu tại nhà cho bé.
Nhóm kháng sinh điều trị viêm đường tiết niệu cho trẻ em ưu tiên nhóm diệt khuẩn gram âm. Lựa chọn đầu tiên là nhóm Cephalosporin. Thuốc được đánh giá có tác dụng diệt khuẩn tốt và ít tác dụng phụ hơn các nhóm kháng sinh khác.
Kháng sinh nhóm penicillin như amoxicillin, amoxicillin và axit clavulanic, doxycycline (sử dụng cho trẻ trên 8 tuổi), nitrofurantoin, sulfamethoxazole-trimethoprim… cũng khá hiệu quả và an toàn khi dùng cho trẻ em.
Bác sĩ sẽ căn cứ tình trạng bệnh của trẻ mà kê đơn thời gian sử dụng kháng sinh, liều lượng cũng như phối hợp thuốc. Trường hợp nhiễm khuẩn nặng hơn, có thể cần kết hợp 2 loại kháng sinh tiêm trong vòng 3-5 ngày đầu để hiệu quả điều trị đạt tốt nhất.
Ở giai đoạn nặng: Viêm đường tiết niệu ở trẻ em giai đoạn nặng có thể dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng thận, nhiễm trùng máu, khi điều trị tại nhà mà không đỡ và trẻ có chiều hướng bệnh năng hơn như mất nước do rối loạn tiêu hóa, nôn… cần cho trẻ nhập viện ngay để được truyền dịch hoặc điều trị kháng sinh qua đường tĩnh mạch.
Thuốc kháng sinh điều trị viêm đường tiết niệu ở trẻ em
Ngoài ra, những trường hợp sau, nếu trẻ viêm đường tiết niệu cũng cần nhập viện để được điều trị sớm:
- Trẻ dưới 6 tháng tuổi.
- Trẻ sốt cao trên 38,5 độ và khó hạ nhiệt.
- Trẻ quấy khóc nhiều.
- Trẻ bị phát ban…
3.2. Phối hợp các biện pháp để điều trị viêm đường tiết niệu ở trẻ
Ngoài việc dùng kháng sinh điều trị các viêm nhiễm, trẻ viêm đường tiết niệu cần phối hợp các biện pháp hỗ trợ khác nhằm tăng hiệu quả điều trị. Các biện pháp hỗ trợ như:
- Uống nhiều nước.
- Dùng thuốc hạ sốt giảm đau cho trẻ.
- Duy trì chế độ dinh dưỡng nâng cao sức đề kháng và thể trạng cho trẻ.
- Vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục cho trẻ bằng dung dịch thích hợp.
Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể dùng thuốc trị đái dầm Đức Thịnh hỗ trợ điều trị các triệu chứng tiểu dầm, tiểu không tự chủ, tiểu buốt tiểu rắt. Thuốc trị đái dầm Đức Thịnh là thuốc được Bộ Y tế cấp số đăng ký lưu hành, chuyên đặc trị bệnh đái dầm, đái nhiều, đái không tự chủ, đái buốt, đái rắt ở cả người lớn và trẻ em. Sản phẩm xuất xứ từ bài thuốc cổ phương của Nhà thuốc Đông y gia truyền Đức Thịnh Đường với 200 năm lịch sử liên tục chữa bệnh cứu người.
Thuốc trị đái dầm Đức Thịnh – Hỗ trợ điều trị viêm đường tiết niệu ở trẻ nhỏ
Thuốc trị đái dầm Đức Thịnh được điều chế hoàn toàn từ thảo dược với nhiều vị thuốc quý như Đảng sâm, Đương quy, Hoàng kỳ, Tang phiêu tiêu… nên có tác dụng củng cố và khôi phục chức năng chế ước của bàng quang, cân bằng âm dương, tạo sự ổn định và khỏe mạnh cho hệ tiết niệu. Dùng trong thời gian dài còn giúp ổn định và giúp cho chức năng thận khỏe hơn.
Ngoài ra, thuốc trị đái dầm Đức Thịnh còn được điều chế dạng siro lỏng có vị ngọt thanh dễ uống phù hợp với đối tượng trẻ em, rất dễ dùng. Đặc biệt, thuốc trị đái dầm Đức Thịnh không gây tác dụng phụ trong quá trình sử dụng cho trẻ nên cha mẹ hoàn toàn yên tâm khi dùng thuốc trị đái dầm Đức Thịnh điều trị viêm đường tiết niệu cho trẻ.
Với hơn 10 năm có mặt trên thị trường, Thuốc trị đái dầm Đức Thịnh đã đem lại niềm vui cho hàng vạn gia đình Việt Nam, giúp họ gắn kết và hạnh phúc hơn. Nhờ những đóng góp này, Thuốc trị đái dầm Đức Thịnh đã được công nhận là Sản phẩm Tin & Dùng năm 2011 và mới đây vinh dự đón nhận danh hiệu Top 10 Thương hiệu hàng đầu Việt Nam 2022.
Đặt mua thuốc trị đái dầm Đức Thịnh nhanh nhất tại đây
4. Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị viêm tiết niệu tại nhà
Tình trạng viêm đường tiết niệu ở trẻ nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ dễ tái phát nhiều lần, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ nhỏ. Vì vậy, cha mẹ cần biết cách chăm sóc tại nhà hiệu quả để giúp bé nhanh chóng khỏi bệnh.
4.1. Tuân thủ các chỉ định y khoa
- Cha mẹ cần thực hiện đúng theo các chỉ dẫn điều trị của bác sĩ.
- Sử dụng thuốc đúng theo đơn kê, không tự ý ngừng thuốc trước thời hạn chỉ định.
- Nếu phát hiện có các dấu hiệu bất thường sau khi dùng thuốc như nổi mẩn đỏ, buồn nôn, táo bón… cần liên hệ ngay với các sĩ để có biện pháp can thiệp kịp thời, tránh các biến chứng hoặc phản ứng không mong muốn ảnh hưởng đến trẻ.
- Tái khám theo lịch hẹn để bác sĩ theo dõi hiệu quả điều trị và điều chỉnh phù hợp tình trạng nếu cần thiết.
4.2. Giữ vệ sinh cho trẻ
Vệ sinh là yếu tố quan trọng, quyết định rất lớn đến việc bé có nhanh khỏi bệnh hay không. Điều này sẽ tránh được nguy cơ xâm nhập của các loại vi khuẩn vào bên trong đường tiết niệu làm bệnh trầm trọng hơn.
Cha mẹ hãy hướng dẫn bé làm sạch cơ thể đúng cách sau khi đi vệ sinh. Đặc biệt với các bé gái, cha mẹ nên nhắc nhở bé lau từ trước ra sau để vi khuẩn ở hậu môn không có điều kiện xâm nhập vào lỗ tiểu gây bệnh.
Chữa viêm đường tiết niệu ở trẻ em bằng các vệ sinh cơ thể sạch sẽ
Đối với trẻ sơ sinh, cha mẹ cần thường xuyên thay bỉm cho bé, lau khô sau khi đi vệ sinh. Đồng thời, luôn theo dõi trẻ để phát hiện các bất thường như cặn trắng, máu bên trong tã bỉm đã dùng. Nếu phát hiện những dấu hiệu bất thường, cần báo ngay cho bác sĩ để xử lý kịp thời tránh bệnh chuyển biến nặng ảnh hưởng hệ tiết niệu của trẻ sau này.
4.3. Chế độ dinh dưỡng
Với trẻ sơ sinh, cần cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu kể cả khi trẻ đang bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
Với những trẻ lớn hơn, cha mẹ hãy xây dựng chế độ ăn với các loại thực phẩm có thể cung cấp nhiều nước và vitamin như rau, củ, quả… để hỗ trợ quá trình bài tiết nước tiểu, loại bỏ vi khuẩn ra ngoài cơ thể. Bên cạnh đó, các loại thực phẩm này còn giúp tăng cường sức đề kháng, giúp bé mau chóng khỏi bệnh.
=> Xem thêm: Viêm đường tiết niệu nên ăn gì?
5. Cách phòng ngừa viêm đường tiết niệu ở trẻ
Viêm đường tiết niệu là một vấn đề sức khỏe phổ biến ở trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ. Bệnh này có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, với những biện pháp phòng ngừa đúng đắn, cha mẹ có thể giúp con mình giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh này. Dưới đây là một số cách hiệu quả để phòng ngừa viêm đường tiết niệu ở trẻ.
5.1. Duy trì vệ sinh cá nhân tốt
Một trong những yếu tố quan trọng nhất trong việc phòng ngừa viêm đường tiết niệu là duy trì vệ sinh cá nhân tốt cho trẻ. Cha mẹ nên hướng dẫn con cách vệ sinh đúng cách sau khi đi vệ sinh, đặc biệt là đối với bé gái. Luôn lau từ trước ra sau để tránh vi khuẩn từ hậu môn di chuyển đến đường tiết niệu. Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, cần thay tã thường xuyên và vệ sinh kỹ vùng bộ phận sinh dục mỗi lần thay tã.
5.2. Khuyến khích trẻ uống nhiều nước
Việc uống đủ nước rất quan trọng trong việc phòng ngừa viêm đường tiết niệu. Nước giúp làm loãng nước tiểu và kích thích bàng quang hoạt động thường xuyên, từ đó giúp đẩy các vi khuẩn ra khỏi đường tiết niệu. Cha mẹ nên khuyến khích trẻ uống nước thường xuyên trong ngày, đặc biệt là nước lọc.
5.3. Không nhịn tiểu
Hãy dạy trẻ đi tiểu ngay khi có cảm giác buồn tiểu. Việc nhịn tiểu có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng do vi khuẩn có thời gian phát triển trong bàng quang. Đối với trẻ đang trong độ tuổi đi học, cha mẹ nên nhắc nhở giáo viên cho phép trẻ đi vệ sinh khi cần thiết.
5.4. Chọn quần áo phù hợp
Quần áo chật, bó sát có thể tạo môi trường ẩm ướt, thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Nên chọn quần áo cotton, thoáng mát cho trẻ, đặc biệt là đồ lót. Tránh cho trẻ mặc quần bó sát quá lâu, nhất là sau khi bơi lội hay tập thể dục.
5.5. Tắm đúng cách
Khi tắm cho trẻ, tránh sử dụng các loại xà phòng có mùi thơm mạnh hoặc chất tẩy rửa mạnh ở vùng kín. Những sản phẩm này có thể làm mất cân bằng pH tự nhiên và gây kích ứng. Thay vào đó, hãy sử dụng nước ấm và xà phòng dịu nhẹ, không mùi để vệ sinh cho trẻ.
5.6. Chế độ ăn uống hợp lý
Một chế độ ăn uống cân bằng, giàu chất xơ có thể giúp phòng ngừa táo bón – một yếu tố có thể làm tăng nguy cơ viêm đường tiết niệu. Bổ sung các loại trái cây, rau xanh và ngũ cốc nguyên hạt vào bữa ăn của trẻ. Ngoài ra, một số nghiên cứu cho thấy việc bổ sung probiotics cũng có thể hỗ trợ phòng ngừa viêm đường tiết niệu.
5.7. Tránh các yếu tố kích thích
Một số thực phẩm và đồ uống có thể gây kích thích bàng quang, làm tăng nguy cơ viêm đường tiết niệu. Hạn chế cho trẻ sử dụng đồ uống có ga, chocolate và các thực phẩm chua. Đối với trẻ lớn, cần tránh các đồ uống chứa caffeine.
5.8. Phát hiện và điều trị sớm các bất thường
Một số trẻ có thể có các bất thường về cấu trúc đường tiết niệu, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Cha mẹ nên đưa trẻ đi khám định kỳ để phát hiện sớm và điều trị kịp thời nếu có bất kỳ vấn đề nào.
Viêm đường tiết niệu ở trẻ em là một vấn đề sức khỏe đáng quan tâm. Do đó, sớm phát hiện để điều trị và chữa viêm đường tiết niệu ở trẻ em là việc hết sức cần thiết để tránh những biến chứng không đáng có. Bên cạnh đó, việc thay đổi lối sống và duy trì thói quen vệ sinh tốt sẽ giúp bảo vệ sức khỏe đường tiết niệu cho trẻ. Nếu bạn cần thêm thông tin hoặc tư vấn, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi theo số hotline 087 658 8866 để được hỗ trợ sớm nhất. Sức khỏe của trẻ là điều quý giá nhất, hãy cùng nhau bảo vệ nó!
Bài viết này có hữu ích không?
Để lại một bình luận