Không ít chị em hiện nay đang chật vật với tình trạng tiểu đêm nhiều lần. Bệnh tiểu đêm không chỉ gây nhiều phiền toái cho người mắc làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ mà lâu dần sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Bài viết này sẽ giúp các bạn tìm hiểu về cách chữa tiểu đêm nhiều lần ở nữ để cải thiện giấc ngủ và ổn định sinh hoạt hằng ngày hiệu quả nhất.
Hướng dẫn cách chữa tiểu đêm nhiều lần ở nữ giới
1. Tiểu đêm nhiều lần ở nữ là gì?
Tiểu đêm ở nữ là gì? Tiểu đêm ở nữ giới là tình trạng đi tiểu nhiều hơn 1 lần trong cả quá trình ngủ vào ban đêm. Một số trường hợp có thể tiểu tiện đến 5-7 lần trong 1 đêm. Tiểu đêm nhiều lần ở phụ nữ ngoài việc tăng tần suất đi tiểu, còn có thể xuất hiện các triệu chứng đi kèm như tiểu rát, tiểu buốt, nóng rát niệu đạo, bàng quang căng tức và có cảm giác buồn tiểu thường xuyên. Song lượng nước tiểu trong mỗi lần đi lại rất ít, tiểu không hết bãi, trường hợp nặng có thể tiểu ra máu kèm theo mủ.
Tiểu đêm ở nữ thường gặp ở những người lớn tuổi, có thể do bệnh lý hay một số lý do khác. Chức năng sinh lý ở nữ giới cao tuổi đã suy giảm, các cơ quan đã lão hóa, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh trực tiếp hay gián tiếp dẫn đến tình trạng tiểu đêm.
Mặt khác, càng lớn tuổi giấc ngủ càng ngắn lại, nhu cầu ngủ ít đi. Tình trạng này thường gây buồn tiểu. Ngược lại, tiểu nhiều lần làm người bệnh mất ngủ. Vòng tuần hoàn này lặp đi lặp lại nhiều lần khiến sức khỏe chị em suy giảm trầm trọng.
2. Nguyên nhân gây tiểu đêm nhiều lần ở nữ giới
Nguyên nhân gây tiểu đêm nhiều lần ở nữ giới có thể bắt nguồn từ những lý do sau:
Bàng quang tăng hoạt: Bệnh xảy ra khi cơ sàn chậu của nữ giới bị suy yếu. Nguyên nhân có thể do sau sinh hay nội tiết tố thay đổi trong thời kỳ mãn kinh. Ngoài ra, nếu thường xuyên bị căng thẳng, stress cũng có thể kích thích bàng quang từ đó dẫn đến tình trạng tiểu đêm nhiều lần ở nữ.
Viêm đường tiết niệu ở nữ: Do cấu tạo niệu đạo của nữ giới đặc biệt hơn so với nam giới nên các tác nhân gây bệnh dễ dàng thâm nhập vào hệ tiết niệu dẫn đến nhiễm trùng. Triệu chứng điển hình là tiểu đêm nhiều lần, tiểu buốt, niệu đạo nóng rát. Một số trường hợp nặng có thể bị tiểu ra máu, tiểu mủ, nước tiểu có mùi khó chịu. Nguyên nhân do vệ sinh vùng kín kém hoặc quan hệ tình dục không lành mạnh.
Viêm âm đạo: Đây là tình trạng nhiễm trùng cơ quan sinh dục đặc biệt phổ biến ở nữ giới trong độ tuổi sinh sản. Bên cạnh các triệu chứng tăng tiết dịch, khí hư có mùi hôi, ngứa ngáy cơ quan sinh dục, tiểu rắt ở nữ giới, tiểu nhiều lần trong đêm.
Dị vật đường tiểu, sỏi thận: Sỏi thận hay dị vật đường tiểu gây kích thích bàng quang. Vì thế, người bệnh sẽ cảm thấy mót tiểu, muốn đi tiểu liên tục và đặc biệt tiểu đêm nhiều lần.
Bệnh sa tử cung: Sa tử cung là bệnh thường xuất hiện ở nữ giới có tần suất sinh con dày đặc. Điều này gây tổn thương cho tử cung, mất đi sự đàn hồi. Tử cung bị sa gây chèn ép bàng quang dẫn đến cảm giác buồn tiểu, tiểu nhiều lần cả ban ngày lẫn ban đêm.
Một số lý do khác như sử dụng thuốc điều trị huyết áp, phụ nữ trong thời kỳ mang thai, tuổi tác, căng thẳng mệt mỏi, các bệnh lý đặc biệt như đái tháo đường, suy thận…
3. Cách chữa tiểu đêm nhiều lần ở nữ và chẩn đoán bệnh
3.1. Phương pháp chẩn đoán chứng tiểu đêm ở phụ nữ
Để chữa tiểu đêm nhiều lần ở nữ giới trước tiên người bệnh cần phải chẩn đoán tình trạng của bệnh. Chị em có thể được bác sĩ chỉ định thực hiện các công việc sau:
Thăm khám lâm sàng
Bác sĩ sẽ hỏi chị em các câu hỏi liên quan đến triệu chứng bệnh, thời điểm khởi phát triệu chứng, tần suất đi tiểu, tiểu sử gia đình, tiền sử bệnh lý, những loại thuốc đang dùng (nếu có). Vì vậy, trước khi tới bệnh viện, chị em cần chuẩn bị các thông tin liên quan để có thể cung cấp cho bác sĩ một cách chính xác nhất. Trên cơ sở các thông tin chị em cung cấp, bác sĩ sẽ đánh giá chính xác triệu chứng và có hướng xử lý kịp thời.
Xét nghiệm
Một số xét nghiệm sẽ được bác sĩ chỉ định trong quá trình chẩn đoán bệnh như xét nghiệm máu để kiểm tra chức năng thận, đường huyết. Phân tích nước tiểu giúp phát hiện nhiễm khuẩn đường tiết niệu, viêm cầu thận…
3.2. Cách chữa tiểu đêm nhiều lần ở nữ giới
Tùy theo nguyên nhân tiểu đêm, chị em sẽ được chỉ định hướng điều trị phù hợp. Dưới đây là một số loại thuốc trị tiểu đêm đem lại hiệu quả cao được chỉ định sử dụng phổ biến trong điều trị tiểu đêm nhiều lần ở phụ nữ:
Nhóm thuốc Desmopressin
- Cơ chế tác động: Thuốc hoạt động bằng cách hạn chế lượng nước tiểu đào thải ra ngoài. Cụ thể, Desmopressin gắn vào thụ thể V2 ở màng đáy bên của tế bào ống lượn xa và ống góp của nephron, từ đó gây kích thích enzym adenylyl cyclase. Kết quả là các tầng nội bào trong ống góp làm tăng tốc độ đưa các kênh dẫn nước (aquaporin) vào trong màng tế bào và tăng cường tính thấm của màng đối với nước.
- Các loại thuốc thuộc nhóm gồm: Minirin, Nocturna, Zydesmo Nasal Spray, Glubet, Des-press
- Tác dụng phụ có thể gặp: đau đầu, tiêu chảy, giảm natri trong máu gây co giật…
Nhóm thuốc kháng Cholinergic
- Cơ chế tác động: Thuốc kháng Cholinergic ngăn chặn hoạt động của chất dẫn truyền thần kinh Acetylcholine. Cụ thể, chất này thực hiện chức năng gửi tín hiệu đến não để kích hoạt các cơn co thắt bàng quang liên quan đến hiện tượng bàng quang tăng hoạt. Từ đó, thuốc kháng Cholinergic có khả năng ức chế nhu cầu đi tiểu, kể cả việc tiểu đêm.
- Các loại thuốc thuộc nhóm: Gồm có Oxybutynin, Tolterodine, Darifenacin, Solifenacin, Trospium, Fesoterodine.
- Tác dụng phụ có thể gặp: Khô miệng, táo bón, ợ nóng, mờ mắt, nhịp tim nhanh, khó tiêu…
Thuốc lợi tiểu Furosemid
- Cơ chế tác động: Thuốc lợi tiểu Furosemid hoạt động bằng cách tăng cường lượng nước tiểu vào ban ngày và hạn chế sản xuất vào ban đêm. Thực tế, đây là loại thuốc trị tiểu đêm không được cấp phép nhưng bác sĩ có thể kê đơn trong một số thử nghiệm lâm sàng xác định hiệu quả mang lại nhiều hơn tác dụng phụ.
- Tác dụng phụ có thể gặp: Thể tích máu giảm nếu dùng liều cao, mất cân bằng nước và điện giải, buồn nôn hoặc nôn, rối loạn tiêu hóa, nổi ban, vàng da ứ mật, viêm tụy, tăng glucose máu, glucose niệu.
Thuốc chẹn Alpha 1
- Cơ chế tác động: Thuốc chẹn Alpha 1 có tác dụng cản trở sự tăng trưởng lực cơ trơn của bàng quang, làm giảm hoạt động co cơ trơn để ức chế cảm giác muốn đi tiểu. Ngoài ra, thuốc cũng thúc đẩy quá trình giãn nở mạch máu, lưu thông khí huyết, điều chỉnh huyết áp và ngăn ngừa hiện tượng phì đại tuyến tiền liệt.
- Các loại thuốc thuộc nhóm: Alfuzosin, Tamsasmin, Terazosin, Prazosin.
- Tác dụng phụ có thể gặp: Chóng mặt, nhức đầu, suy nhược, hạ đường huyết, viêm mũi, rối loạn chức năng tình dục.
Nhóm thuốc kháng Androgen
- Cơ chế tác động: Nhóm thuốc kháng Androgen hoạt động theo cơ chế ức chế sự phát triển của tế bào tiền liệt tuyến, ngăn chặn hiện tượng phì đại để tránh chèn ép bàng quang và tắc nghẽn niệu đạo. Từ đó, thói quen đi tiểu được điều tiết một cách thuận lợi, giảm thiểu đáng kể tần suất tiểu tiện cả ngày lẫn đêm.
- Các loại thuốc thuộc nhóm: Finasteride, Dutasteride
- Tác dụng phụ: Giảm ham muốn tình dục, mệt mỏi, đau đầu…
Nhóm thuốc Antimuscarinic
- Cơ chế tác động: Nhóm thuốc Antimuscarinic ngăn chặn quá trình truyền phát tín hiệu từ thụ thể acetylcholine tới bàng quang. Từ đó, việc đi tiểu nhiều lần cả ngày và đêm được điều tiết về mức hợp lý.
- Tác dụng phụ: Khô miệng, táo bón, mờ mắt, giảm trí nhớ…
Thuốc trị đái dầm Đức Thịnh
- Cơ chế tác động: Với thành phần 100% từ các thảo dược quý từ thiên nhiên như Đảng sâm, Đương quy, Tang phiêu tiêu, Quy bản quy giáp, Phục linh… thuốc đái dầm Đức Thịnh chuyên đặc trị bệnh đái dầm, đái nhiều, đái không tự chủ, đái buốt, đái rắt, ở cả người lớn và trẻ em. Sử dụng thuốc trị đái dầm Đức Thịnh thời gian dài còn giúp củng cố và tăng cường chức năng của bàng quang, giúp bàng quang và thận khỏe hơn, dứt điểm tình trạng tiểu đêm.
- Tác dụng phụ: Hiện nay chưa ghi nhận việc dùng thuốc trị đái dầm gây tác dụng phụ nào.
4. Cách phòng ngừa tiểu đêm nhiều ở nữ giới
Những thay đổi nhỏ trong thói quen hằng ngày và các biện pháp tự chăm sóc có thể giúp cải thiện đáng kể tình trạng tiểu nhiều về đêm ở nữ. Dưới đây là một số cách phòng ngừa tiểu đêm hiệu quả mà chị em có thể áp dụng:
Thay đổi lối sống
- Tránh uống các loại trà thảo mộc, cà phê, nước ngọt, bia rượu trong vòng 2-3 giờ trước khi đi ngủ.
- Đi tiểu trước khi đi ngủ.
- Tập thể dục đều đặn giúp tăng cường sức khỏe cơ sàn chậu, hỗ trợ kiểm soát bàng quang tốt hơn.
- Duy trì mức cân nặng hợp lý.
- Giảm căng thẳng.
- Không hút thuốc lá.
Chế độ ăn uống
- Hạn chế ăn mặn: Thực phẩm nhiều muối có thể khiến cơ thể giữa nước nhiều hơn dẫn đến tiểu đêm nhiều.
- Bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ: Chất xơ giúp tăng cường sức khỏe đường ruột và giảm nguy cơ táo bón.
- Uống đủ nước: Mỗi ngày nên uống đủ từ 1,5-2 lít nước. Tránh uống quá nhiều nước vào buổi tối để giảm áp lực lên bàng quang và hạn chế tiểu đêm.
Ngủ đúng giờ
Tạo thói quen thư giãn trước khi đi ngủ bằng cách đọc sách, nghe nhạc nhẹ nhàng hoặc tắm nước ấm có thể giúp tinh thần thoải mái và dễ ngủ hơn.
Tiểu đêm nhiều lần ở phụ nữ không chỉ gây ảnh hưởng đến giấc ngủ mà còn có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề sức khỏe. Để cải thiện tình trạng này, chị em nên kết hợp điều trị bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ cùng với việc thay đổi lối sống lành mạnh. Phòng ngừa luôn tốt hơn chữa bệnh, vì vậy hãy chú ý đến chế độ ăn uống, sinh hoạt và đi khám sức khỏe định kỳ.
Trên đây là toàn bộ thông tin về cách chữa bệnh tiểu đêm ở nữ. Đừng chủ quan với bất kỳ biểu hiện nào của bệnh dù là nhỏ nhất chị em nhé. Hy vọng rằng, với các kiến thức mà chúng tôi vừa cung cấp, chị em đã hiểu rõ về bệnh lý phổ biến này và đã cập nhật cho mình các biện pháp phòng tránh hiệu quả nhất. Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào liên quan, đừng ngần ngại hãy liên hệ với chúng tôi theo số hotline 087 658 8866 để được hỗ trợ nhanh nhất.
Bài viết này có hữu ích không?
Để lại một bình luận