Sản phụ sau khi sinh có thể gặp nhiều biến chứng ảnh hưởng tới tinh thần và sức khỏe. Trong đó có chứng bí tiểu sau khi sinh. Vậy bí tiểu sau sinh là gì, có nguy hiểm không và làm thế nào để điều trị an toàn cho mẹ bỉm sữa? Bài viết này sẽ cung cấp thêm thông tin về vấn đề này cho bạn đọc.

Cách chữa bí tiểu sau khi sinh hiệu quả
1. Tìm hiểu về tình trạng bí tiểu sau khi sinh
Quá trình mang thai và sau khi sinh khiến cho phụ nữ gặp phải nhiều vấn đề về sức khỏe có thể ảnh hưởng tới tinh thần và cuộc sống. Bí tiểu sau khi sinh là rối loạn tiểu tiện thường gặp ở nhiều đối tượng nhưng phụ nữ sau sinh có nguy cơ gặp phải cao hơn.
Theo thống kê, có khoảng 13,5% phụ nữ sau sinh mắc phải bí tiểu. Tắc tiểu sau khi sinh thường xảy ra sau 3 – 4 giờ sinh con nhưng cũng có thể sau vài ngày mới xuất hiện.

Có khoảng 13,5% phụ nữ sau sinh mắc phải bí tiểu
1.1. Bí tiểu sau sinh là gì?
Bí tiểu hay khó tiểu sau sinh là biến chứng rất hay gặp, nhất là sau khi sinh thường. Đây là tình trạng rối loạn tiểu tiện xuất hiện khi bàng quang đã tràn đầy nước tiểu nhưng không thể đi tiểu được. Vùng bụng dưới rốn của các mẹ luôn căng tức khó chịu.
Khó tiểu tuy không quá nguy hiểm nhưng lại gây ra nhiều khó chịu về tinh thần, bứt rứt, đau đớn và khó chịu khi vận động cho các mẹ.

Thế nào gọi là bí tiểu sau đẻ? Bàng quang chứa đầy nước tiểu nhưng không đi tiểu được gọi là bí tiểu, khó tiểu
1.2. Triệu chứng bị bí tiểu sau khi sinh
Một số triệu chứng mẹ sau sinh gặp phải tình trạng bí tiểu:
- Sau khi sinh em bé khoảng 3 đến 4 giờ, phụ nữ có cảm giác buồn tiểu nhưng không đi được;
- Đau tức bụng dưới, vùng trước xương mu, bàng quang rất khó chịu
- Thường xuyên muốn đi tiểu nhưng không đi được.
1.3. Nguyên nhân gây ra bí tiểu sau sinh
Phụ nữ có thể sinh thường hoặc sinh mổ và dù sinh nở bằng phương pháp nào cũng có nguy cơ bị khó tiểu. Nguyên nhân gây ra bí tiểu sau đẻ ở các mẹ sinh thường và sinh mổ là khác nhau.
Bí tiểu sau sinh thường
- Sinh thường là sinh con qua đường âm đạo. Trong quá trình chuyển dạ trước khi sinh, các bộ phận như bàng quang hay niệu đạo của sản phụ bị đầu của thai nhi đè lên khiến bàng quang căng giãn ra và ứ đọng nước tiểu tại đây. Trong vài giờ đầu sau khi sinh, bàng quang vẫn chưa co giãn lại như bình thường lên nước tiểu vẫn ứ đọng khiến mẹ sau sinh không thể đi tiểu được.
- Phụ nữ sinh thường có thể gặp khó khăn trong quá trình sinh khiến thời gian sinh con kéo dài. Điều này vô tình làm thai nhi chèn ép lên bàng quang trong thời gian dài dẫn tới tình trạng phù thũng và tắc tiểu sau sinh.
- Sản phụ sinh thường sẽ bị rạch tầng sinh môn để tạo độ rộng cho em bé chui ra ngoài dễ dàng hơn. Sau khi tầng sinh môn được khâu lại khiến các mẹ cảm thấy đau đớn, không dám đi tiểu hoặc không dám rặn tiểu dẫn đến khó tiểu, bí tiểu.
- Sản phụ dễ bị nhiễm trùng đường tiểu nên sau khi sinh con, ống dẫn tiểu bị sưng huyết, phù nề gây đau và khiến sản phụ bí tiểu sau sinh.

Quá trình rạch và khâu tầng sinh môn khi sinh thường khiến phụ nữ đau không dám đi tiểu
Bí tiểu sau sinh mổ
- Trong quá trình phẫu thuật lấy thai nhi, bàng quang vô tình bị tổn thương gây ra hiện tượng bị bí tiểu sau sinh mổ;
- Một số phụ nữ phải đặt và rút ống thông tiểu nhưng sai kỹ thuật và gây ra khó tiểu;
- Thuốc gây mê hoặc gây tê có tác dụng dài, sau khoảng 8 tiếng mới hết tác dụng. Trong thời gian này, sản phụ còn chịu ảnh hưởng của thuốc nên vùng bàng quang, bụng dưới bị mất cảm giác, giảm nhạy cảm với kích thích buồn tiểu dẫn tới sau mổ đẻ bị bí tiểu.

Trong quá trình mổ lấy thai nhi, bàng quang vô tình bị tổn thương gây ra hiện tượng bị bí tiểu
Xem thêm:
Nguyên nhân, cách chữa bí tiểu sau sinh thường
Bị bí tiểu sau khi mổ? Làm sao để điều trị an toàn?
Mách mẹ cách điều trị và phòng tránh khó đi tiểu sau sinh
2. Bí tiểu sau sinh có nguy hiểm không?
Bí tiểu sau khi sinh thường chỉ xuất hiện tạm thời thì không có gì quá lo ngại nhưng không đi tiểu được có thể ảnh hưởng tới tinh thần và cũng có thể là nguyên nhân gây ra một số bệnh lý nếu kéo dài không được điều trị.
Tình trạng bí tiểu kéo dài có thể gây ra những biến chứng sau:
- Tổn thương bàng quang, liệt dây thần kinh bàng quang;
- Giảm cơ trương lực bàng quang hoặc mất khả năng co bóp bàng quang;
- Nước tiểu bị ứ đọng và tắc nghẽn là môi trường tốt cho vi sinh vật phát triển gây viêm nhiễm bàng quang và thận;
- Thận sản sinh nước tiểu nhưng không được đào thải ra ngoài khiến thận bị tổn thương gây ra tình trạng thận ứ nước nguy hiểm;
- Suy giảm chức năng thận.

Nước tiểu không thoát ra ngoài tạo điều kiện cho vi khuẩn gây viêm niệu đạo, viêm bàng quang
3. Chẩn đoán khó đi tiểu sau sinh
Chẩn đoán bí tiểu sau sinh là bước quan trọng để xác định nguyên nhân cũng như phương pháp điều trị phù hợp, an toàn cho mẹ sau sinh. Để chẩn đoán sản phụ có mắc chứng khó tiểu sau khi sinh không, bác sĩ sẽ thực hiện như sau:
Trong khoảng 2 – 8 giờ sau sinh, sản phụ phải cố gắng tự đi tiểu ít nhất một lần. Nếu không thể đi tiểu tự nhiên được lần nào thì rất có thể sản phụ đã bí tiểu. Lúc này bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm ổ bụng để xác định lượng nước tiểu trong bàng quang.
Trường hợp sản phụ có thể đi tiểu tự nhiên nhưng lượng nước tiểu rất ít thì bác sĩ sẽ đặt ống thông tiểu rút hết nước tiểu trong bàng quang ra ngoài và đo lượng nước tiểu này. Nếu thể tích quá 150ml có nghĩa là sản phụ tiểu không hết nước trong bàng quang và đã bị bí tiểu.

Khám lâm sàng hoặc siêu âm để chẩn đoán bệnh bí tiểu
4. Cách điều trị bí tiểu sau sinh
Sau sinh bị bí tiểu phải làm sao là mối quan tâm hàng đầu của mẹ bỉm sữa khi gặp phải rối loạn tiểu tiện này. Cách khắc phục bí tiểu sau sinh có thể khác nhau ở mỗi sản phụ, do đó bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng bệnh và thể trạng mỗi người mà có cách điều trị phù hợp.
4.1. Biện pháp tập luyện
Cách dễ đi tiểu sau sinh với những trường hợp bí tiểu nhẹ: Sản phụ sẽ được khuyến khích tập luyện bàng quang, cơ sàn chậu hoặc một số biện pháp khác, điển hình như:
- Tập đi tiểu
Sản phụ nên tập đi tiểu theo tư thế ngồi tự nhiên, không nhịn tiểu bởi vì đau sau khi khâu tầng sinh môn.
- Đi tiểu đôi
Bài tập này giúp là, rỗng bàng quang mỗi lần đi tiểu. Sản phụ tập đi tiểu đôi bằng cách sau khi đi tiểu xong hãy đợi 3 – 5 giây rồi cúi người về phía trước cố gắng đi tiểu một lần nữa để làm sạch bàng quang.
- Tập bài tập tăng cường cơ sàn chậu, cơ bàng quang
Bài tập Kegel sẽ giúp tăng trương lực bàng quang giúp bàng quang lấy lại sự co bóp nhịp nhàng. Kegel cũng giúp cơ sàn chậu nâng đỡ niệu đạo và bàng quang khỏe mạnh dẻo dai hơn.

Kegel giúp tăng sức khỏe cơ sàn chậu, tăng cường trương lực cơ bàng quang
4.2. Thông tiểu
Nếu sản phụ không thể đi tiểu tự nhiên thì buộc phải dùng đến phương pháp thông tiểu. Người mẹ sẽ được đặt ống thông tiểu sau sinh (sonde tiểu) và tập tiểu qua sonde. Nếu tiểu được qua sonde thì sẽ được rút sonde ra.
Trong trường hợp bàng quang quá nhiều nước tiểu gây căng tức và không tiểu qua sonde được thì cần rút nước tiểu từ từ. Rút tiểu qua sonde quá nhanh sẽ làm giảm áp lực trong bàng quang đột ngột và dễ gây chảy máu, nhiễm trùng và gây ra tiểu buốt sau khi thông tiểu.
Sonde tiểu có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu cho nên nó cũng có thể gây ra tình trạng bí tiểu sau khi rút ống thông. Do vậy, bạn cần phải chú ý:
- Đặt sonde tiểu cần phải tuyệt đối vô khuẩn để tránh nhiễm khuẩn ngược dòng.
- Cần được thực hiện đúng quy trình và kỹ thuật, kích thước sonde phải vừa phải phù hợp với từng sản phụ.
- Không để sonde quá lâu, nhiều hơn 48 giờ và không thông tiểu nhiều lần trong ngày.

Một số trường hợp bí tiểu sau sinh phải đặt sonde (ống thông tiểu) để giải phóng nước tiểu ra ngoài
4.3. Thuốc điều trị bí tiểu sau sinh
Các bác sĩ có thể kê một số đơn thuốc điều trị bí tiểu, đặc biệt là đối với bí tiểu do viêm đường tiết niệu, nhiễm trùng. Chẳng hạn như thuốc chống nhiễm trùng, thuốc kháng viêm, thuốc chống phù nề, thuốc kháng sinh,…:
- Thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng: Kháng sinh phổ rộng như Cephalexin, Doncef, Augmentin,…;
- Thuốc kháng viêm để chống phù nề chèn ép vào cổ bàng quang: Thuốc alphachymotrypsin,…
- Thuốc hỗ trợ tăng cường trương lực bàng quang: giúp khả năng co bóp bàng quang bình thường bằng thuốc Xatral hoặc Prostigmin,…
Ngoài ra phụ nữ sau sinh có thể được bổ sung vitamin B1, B6 và B12 để tăng cường sức khỏe. Các loại thuốc điều trị như kháng sinh, chống viêm,….có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn vì thế mẹ sau sinh cần thận trọng, uống thuốc theo đơn kê và hướng dẫn của bác sĩ.

Thuốc kháng sinh, chống viêm đôi khi được sử dụng để trị bí tiểu do viêm đường tiết niệu, nhiễm trùng
4.4. Mẹo dân gian chữa bí tiểu sau sinh
Ngoài những cách điều trị bí tiểu sau sinh kể trên, mẹ sau sinh cũng có thể áp dụng cách chữa bí tiểu sau sinh bằng mẹo dân gian để đảm bảo an toàn hơn so với dùng thuốc tây hoặc thông tiểu.
Bài thuốc dân gian chữa bí tiểu phổ biến nhất đó là dùng hành tươi. Hành tươi có chứa các chất như protein, chất béo, chất xơ và một lượng đáng kể canxi, phốt pho và kali. Theo Đông y, hành có tác dụng thông khí, điều hòa khí huyết và tạng phủ.
Hành tươi có tác dụng lợi tiểu, giữ nước để tránh sỏi tiết niệu. Vị hăng của hành làm tăng lưu thông máu và tránh nhiễm trùng.
Cách sử dụng hành tươi để chữa trị bí tiểu sau khi sinh:
- Giã nát khoảng 5 – 10g hành tươi rồi chia thành 2 phần;
- Bọc lại bằng vải rồi sao nóng;
- Đắp lên rốn và massage bụng.
Ngoài ra các mẹ có thể dùng bài thuốc: Lấy 20g hành, 20g mã đề, 15g râu ngô, 15g rễ cỏ tranh đem sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Hành tươi lợi tiểu, giữ nước để tránh sỏi tiết niệu, tránh nhiễm trùng
4.5. Thuốc thảo dược Đông Y
Những phương pháp kể trên tuy mang lại hiệu quả nhưng vẫn có những nhược điểm. Ví dụ thuốc tây có tác dụng phụ, thông tiểu có thể gây nhiễm trùng nếu đặt sonde không đúng cách, bài thuốc dân gian dược tính nhẹ và cần nhiều thời gian và công sức để thực hiện.
Do đó, các chuyên gia khuyên rằng nên kết hợp các bài tập và sử dụng sản phẩm thảo dược để quá trình điều trị đạt hiệu quả cao nhất và tiết kiệm thời gian.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm thảo dược có tác dụng cải thiện bí tiểu, tiêu biểu đó là Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh của Nhà thuốc Đông y gia truyền Đức Thịnh Đường.
Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh được điều chế từ 6 thảo dược quý trong Đông y gồm đương quy, đẳng sâm, quy bản, tang phiêu tiêu, phục linh, cam thảo có công dụng bổ khí, bổ thận, điều hòa khí huyết, tăng cường chức năng chế ước bàng quang, điều hòa ổn định hệ thần kinh thực vật.

Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh điều trị các chứng rối loạn tiểu tiện một cách an toàn cho mẹ sau sinh
Nhờ đó, thuốc không chỉ điều trị đái dầm, tiểu không tự chủ mà còn có tác dụng điều trị các chứng rối loạn tiểu tiện khác như bí tiểu, khó tiểu, tiểu buốt, tiểu rắt.
Thuốc được điều chế thành dạng thuốc nước siro thảo dược, tiện lợi khi sử dụng, hoàn toàn an toàn cho phụ nữ sau sinh và trẻ em từ 1 tuổi trở lên.
Bạn muốn tư vấn thêm về chứng bí tiểu sau khi sinh hoặc có bất kỳ câu hỏi nào hãy để lại thông tin dưới đây hoặc gọi tới hotline 087.658.8866. Các chuyên gia của Đái dầm Đức Thịnh sẽ hỗ trợ tư vấn trực tiếp.
5. Một số câu hỏi liên quan được nhiều chị em quan tâm
Câu hỏi: Sau sinh mổ bao lâu thì rút ống thông tiểu, Sinh mổ xong bao lâu thì rút ống thông tiểu?
Trả lời: Thông thường khi sản phụ sinh mổ sẽ được nhân viên y tế đặt ống thông tiểu. Sau sinh khoảng từ 4 – 6 tiếng nhân viên y tế sẽ rút ống thông tiểu.
Câu hỏi: Rút ống thông tiểu sau sinh mổ có đau không?
Trả lời: Có nhói đau 1 chút như kim châm, thời gian rút khoảng 1 – 2 giây nên mọi người không phải lo.
Câu hỏi: Đặt ống thông tiểu khi mổ đẻ có đau không?
Trả lời: Khi đó bạn được gây tê, gây mê rồi sẽ không còn cảm giác đau.
Bài viết này có hữu ích không?
10/06/2021 at 14:10
Sau sinh bao lâu thì uống được thuốc trị đái dầm vậy ạ? Em mới sinh được 2 tuần hơn có uống được không bác sĩ?
10/06/2021 at 14:12
Chào bạn, bạn có thể dùng được rồi đó ạ. Bạn để lại thông tin của mình vào form để các chuyên gia hướng dẫn cách dùng nhé!