Bệnh viêm đường tiết niệu ở nữ giới nguy hiểm như thế nào?

Ngày viết: 23/03/2020 - Cập nhật ngày 07/11/2022.
Chuyên gia tư vấn bệnh lý Lương y: Ngô Trí Tuệ
Lương y vì sức khỏe nhân dân
GĐ Nhà thuốc Đức Thịnh Đường

Bệnh viêm đường tiết niệu gây ra nhiều rắc rối trong cuộc sống ở nữ giới, làm suy giảm sức khỏe và ảnh hưởng tâm lý. Nhiều chị em khi biết bị viêm đường tiết niệu vô cùng lo lắng vì biết bệnh có ảnh hưởng đến cả việc mang thai, sinh nở. Vậy bệnh viêm đường tiết niệu nữ giới nguy hiểm như thế nào? Làm cách nào để chữa trị và phòng ngừa viêm đường tiểu hiệu quả?

Hình ảnh viêm đường tiết niệu; hình ảnh viêm niệu đạo ở nữ giới; bệnh viêm đường tiết niệu ở nữ giới

Hình ảnh viêm đường tiết niệu. Cách trị viêm đường tiết niệu hiệu quả là gì?

1. Bệnh viêm đường tiết niệu ở nữ giới là gì?

Bệnh viêm đường tiết niệu hay nhiễm trùng đường tiết niệu ở nữ giới là hiện tượng viêm nhiễm khuẩn ở hệ tiết niệu và chủ yếu do khuẩn E.coli. Đây là vi khuẩn ở trong đường ruột, từ hậu môn tấn công vào hệ tiết niệu (gồm thận, bàng quang, niệu quản, niệu đạo) gây viêm nhiễm. Ngoài E.coli thì bệnh viêm đường tiết niệu còn do nấm, ký sinh trùng hay sỏi trong hệ tiết niệu gây ra.

Viêm đường tiết niệu là bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, giới tính, thậm chí có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh. Biểu hiện của bệnh viêm đường tiết niệu ở nữ giới có thể khác nhau phụ thuộc giai đoạn bệnh, bộ phận bị viêm nhiễm nhưng triệu chứng dễ nhận thấy nhất là: tiểu buốt, tiểu nhiều, tiểu khó, bí tiểu, tiểu rắt, tiểu ra máu, tiểu không tự chủ.

2. Tại sao nữ giới bị viêm đường tiết niệu nhiều hơn nam giới ?

Nguyên nhân bị viêm đường tiết niệu ở nữ là gì? Theo thống kê, bệnh viêm tiết niệu ở phụ nữ thường chiếm tỉ lệ cao hơn viêm đường tiết niệu ở nam giới. Đặc biệt là phụ nữ có thai, sau sinh nở là đối tượng dễ bị mắc bệnh. Ở trẻ nhỏ dưới 1 tuổi thì trẻ trai dễ mắc hơn nhưng sau độ tuổi này nhiễm khuẩn đường tiết niệu thường gặp ở trẻ gái nhiều hơn so với trẻ trai. 

  • Cấu tạo đường tiết niệu: Niệu đạo của nữ giới dài khoảng 3-5cm, trong khi đó niệu đạo của nam giới dài 18-20cm. Đường tiểu của nữ ngắn hơn khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và gây viêm nhiễm.
  • Vị trí niệu đạo: Lỗ niệu đạo ngoài của nữ nằm ngay sát âm đạo, âm vật và lỗ hậu môn. Không vệ sinh sạch sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.
  • Không vệ sinh vùng kín đúng cách: Nhiều người có thói quen lau vùng kín từ hậu môn lên, điều này là không đúng, dễ làm cho vi khuẩn từ hậu môn đi lên, thâm nhập vào niệu đạo và gây nên tình trạng viêm tiết niệu nữ giới.
  • Sử dụng băng vệ sinh, cốc nguyệt san không đúng cách: Tăng nguy cơ sinh sôi nảy nở của vi khuẩn.
  • Phụ nữ trong thời kỳ mang thai: khi mang thai, xu hướng giãn ra của các cơ tử cung và cơ trơn tiết niệu sẽ là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn dễ xâm nhập vào đường tiết niệu.
  • Phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh: Nội tiết tố thay đổi, nồng độ estrogen suy giảm gây nên tình trạng khô âm đạo, rát, khó chịu khi đi tiểu…. là những yếu tố làm tăng nguy cơ viêm tiết niệu ở nữ giới
nhiễm trùng tiểu ở nữ; Viêm đường tiết niệu, Bệnh viêm đường tiết niệu, Dấu hiệu viêm đường tiết niệu, Điều trị viêm đường tiết niệu, Viêm đường tiết niệu ở nữ, Nguyên nhân viêm đường tiết niệu, Bệnh viêm đường tiết niệu ở nữ giới

Bệnh viêm đường tiết niệu ở nữ giới nguy hiểm như thế nào?

3. Bệnh viêm đường tiết niệu ở phụ nữ có nguy hiểm không?

Vì đây là căn bệnh không thể tự khỏi nên nhiều chị em băn khoăn viêm đường tiết niệu nữ có nguy hiểm không. Câu trả lời là có bởi những lý do sau đây:

  • Hiện tượng viêm đường tiết niệu nữ là nguyên nhân gây ra tắc vòi trứng, cản trở việc thụ thai nên có thể dẫn đến vô sinh, hiếm muộn. Ngoài ra, viêm đường tiết niệu còn dễ gây thai lưu, động thai hay sinh non, con nhẹ cân. Những biến chứng này là nghiêm trọng nhất mà bệnh viêm đường tiết niệu gây ra đối với phụ nữ.
  • Bị bệnh viêm đường tiết niệu nữ giới nếu không được chữa trị đúng cách, nguy cơ nhiễm trùng thận là rất cao gây ra các bệnh như bể thận cấp và mãn tính, suy thận, nhiễm trùng máu, áp xe thậm chí nguy hiểm tới tính mạng.
  • Nhiễm trùng đường tiểu ở phụ nữ có thể ảnh hưởng tới buồng trứng, tử cung do vi khuẩn ở đường tiết niệu lây lan sang gây viêm.
  • Suy giảm sức đề kháng: Khi bị viêm đường tiết niệu sức đề kháng của nữ giới sẽ kém đi và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tình dục nguy hiểm.
  • Ảnh hưởng tâm lý: Do mắc phải các dấu hiệu như tiểu buốt, tiểu rắt, bí tiểu, tiểu nhiều lần, tiểu ra máu, đau khi quan hệ tình dục ảnh hưởng nhiều đến tâm lý, đời sống hôn nhân, hạnh phúc vợ chồng và sự tự tin của phái đẹp.

4. Các dấu hiệu viêm đường tiết niệu nữ giới

Do hệ tiết niệu bao gồm nhiều bộ phận như thận, bàng quang, niệu đạo, niệu quản nên biểu hiện viêm đường tiết niệu ở nữ giới rất đa dạng tùy vào tình trạng bệnh và mức độ viêm nhiễm, biến chứng có thể xảy ra. Các triệu chứng viêm đường tiết niệu ở nữ giới dễ gặp nhất là:

  • Đau rát vùng kín mỗi khi đi tiểu và quan hệ tình dục;
  • Khó chịu, đau nhói hoặc dữ dội vùng chậu hoặc vùng bụng dưới đặc biệt là trong lúc đi tiểu;
  • Các triệu chứng rối loạn tiểu tiện: tiểu nhiều, bí tiểu, tiểu buốt, tiểu rắt, són tiểu…
  • Nước tiểu có màu đục, chảy mủ, mùi hôi, thậm chí có tia máu;
  • Sốt nhưng không kéo dài và cũng nhanh hạ sốt;
  • Cảm giác ớn lạnh, nôn ói;
  • Đau lưng viêm đường tiết niệu;
  • Mệt mỏi, suy nhược,…
Tiểu buốt, tiểu đau, đau lưng, đau bụng, sốt là những triệu chứng điển hình của viêm đường tiết niệu

Triệu chứng của viêm đường tiết niệu ở phụ nữ thường gặp là: Tiểu buốt, tiểu đau, đau lưng, đau bụng, sốt,…

>>> Xem thêm bài viết về bệnh viêm đường tiết niệu:

Nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu không nên bỏ qua!

Mách bạn cách chữa viêm đường tiết niệu bằng đông y hiệu quả

Viêm đường tiết niệu là bệnh gì?

Triệu chứng viêm đường tiết niệu là gì?

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu là gì?

5. Những nguyên nhân bị viêm đường tiết niệu ở nữ giới

Nguyên nhân bị viêm đường tiểu nữ giới là vi khuẩn nhưng những thói quen sinh hoạt hay những thay đổi trong cơ thể chính là những nguyên nhân thúc đẩy sự sinh sôi và tấn công của vi khuẩn có hại:

– Thói quen nhịn tiểu: Nhịn tiểu khiến bàng quang phải trữ nước tiểu lâu hơn với khối lượng lớn, gây áp lực khiến bàng quang phải làm căng hết mức để chứa nước tiểu, vi khuẩn, cặn bã sẽ lắng đọng, gây viêm nhiễm.

Lười uống nước: Uống ít nước khiến cơ thể không đào thải thường xuyên vi khuẩn, chất độc và cặn bã ra môi trường bên ngoài bên ngoài. Uống ít nước cũng khiến nóng trong, là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển trong đường tiết niệu.

– Ngồi một chỗ quá lâu: Việc ngồi quá lâu một chỗ khiến cho “vùng kín” không được thông thoáng, tiết nhiều mồ hôi tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập, khu trú và phát triển và cũng là nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu ở nữ phổ biến. 

Ngồi lâu, nhịn tiểu tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây bệnh; nguyên nhân gây ra viêm đường tiết niệu; bệnh viêm đường tiết niệu ở nữ giới

Tại sao bị viêm đường tiết niệu? Ngồi lâu, nhịn tiểu tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh

– Vệ sinh kém: Do buộc phải sử dụng các dụng cụ hỗ trợ mỗi khi đến kì nên nữ giới nếu vệ sinh vùng kín không tốt rất dễ bị viêm nhiễm. Sau khi đi đại tiểu tiện nếu vệ sinh không sạch khiến vi khuẩn ở hậu môn, niệu đạo tấn công ngược vào cơ thể, phát sinh viêm nhiễm.

– Quan hệ tình dục không an toàn: Quan hệ tình dục không dùng biện pháp bảo vệ thì rất dễ bị lây nhiễm các bệnh tình dục và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập sâu vào hệ tiết niệu.

Ngoài ra các bệnh lý khác như bị sỏi tiết niệu, bệnh đái tháo đường, suy giảm nội tiết tố, sức khỏe yếu, dị dạng thận,… cũng là những nguyên nhân của bệnh viêm đường tiết niệu ở nữ và cả nam giới.

6. Cách chữa trị viêm đường tiết niệu ở nữ giới

Cách điều trị, chữa viêm đường tiết niệu ở nữ giới phụ thuộc rất nhiều vào nguyên nhân gây bệnh, bao gồm yếu tố sinh lý và bệnh lý liên quan. Hiện nay các phương pháp chữa viêm đường tiết niệu được biết đến là dùng thuốc tây, phẫu thuật hay áp dụng các cách chữa viêm đường tiết niệu ở nữ tại nhà.

6.1. Thuốc chữa viêm đường tiết niệu ở nữ giới

Viêm đường tiết niệu ở nữ uống thuốc gì? Hầu hết các trường hợp bị viêm đường tiết niệu thường được chỉ định dùng thuốc điều trị viêm đường tiết niệu ở nữ giới kháng sinh để diệt vi khuẩn, giúp giảm viêm, tiêu sưng. Thời gian dùng kháng sinh tùy thuộc vào chủng vi khuẩn gây viêm, tình trạng viêm nhiễm nhưng thường tối thiểu trong 3-10 ngày.

Với những bệnh nhân bị viêm nhiễm nặng sẽ phải điều trị lâu ngày, thậm chí phải dùng kháng sinh đường tiêm tĩnh mạch kết hợp thuốc giảm đau. Cách điều trị viêm đường tiết niệu ở phụ nữ tại nhà bằng Tây y được nhiều người ưa chuộng vì cho hiệu quả nhanh chóng. 

viêm đường tiểu uống thuốc gì; thuốc trị viêm tiết niệu cho nữ; thuốc trị viêm đường tiết niệu nữ; bệnh viêm đường tiết niệu ở nữ giới; cách chữa nhiễm trùng đường tiết niệu; bị viêm đường tiết niệu uống thuốc gì; cách chữa bệnh viêm đường tiết niệu ở phụ nữ; cách trị viêm đường tiểu tại nhà; nhiễm trùng đường tiểu uống thuốc gì

Viêm đường tiết niệu nữ uống thuốc gì? Thuốc Tây y như kháng sinh, giảm đau, chống viêm,…

Tác dụng phụ của thuốc viêm đường tiết niệu:

Thuốc chữa viêm đường tiết niệu nữ Tây dược luôn tiềm ẩn những tác dụng phụ cho sức khỏe nếu lạm dụng như: đau đầu, buồn nôn, dị ứng, nặng hơn thì có thể tử vong và cần đặc biệt cẩn trọng khi sử dụng cho các đối tượng như người già, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai.

6.2. Cách chữa viêm đường tiết niệu ở nữ giới tại nhà đơn giản

Viêm đường tiết niệu có tự khỏi không? Thường là không vì vậy cần có sự can thiệp để nhanh khỏi. Bạn có thể tham khảo một số kinh nghiệm chữa viêm đường tiết niệu mà ông cha ta đã áp dụng từ lâu để trị bệnh.

Cách chữa viêm đường tiết niệu đơn giản được nhiều người áp dụng đó là sử dụng các bài thuốc dân gian với nguyên liệu là những cây cỏ cũng là vị thuốc có xung quanh chúng ta như:

Chữa viêm đường tiểu ở nữ giới bằng ngải cứu

Ngải cứu được biết đến công dụng chữa bệnh đau đầu, giải cảm, các chứng viêm bàng quang, thận, niệu đạo. Bạn lấy ngải cứu, cỏ seo gà, rễ cỏ tranh rửa sạch giã nát lọc lấy nước rồi hòa mật ong uống hàng ngày trong 1 tuần.

Rau ngải cứu, Viêm đường tiết niệu, Bệnh viêm đường tiết niệu, Dấu hiệu viêm đường tiết niệu, Điều trị viêm đường tiết niệu, Viêm đường tiết niệu ở nữ, Nguyên nhân viêm đường tiết niệu, Bệnh viêm đường tiết niệu ở nữ giới

Trị viêm đường tiết niệu tại nhà hiệu quả: Rau ngải cứu rất tốt cho nữ giới khi bị bệnh viêm đường tiết niệu

Chữa bệnh viêm đường tiết niệu bằng râu ngô

Theo Y học cổ truyền râu ngô có công dụng lợi tiểu, lợi gan mật, thanh nhiệt, chữa bệnh thận tiết niệu, xuất huyết rất tốt. Bạn lấy râu ngô rửa sạch sau đó đun sôi với nước khoảng 15 phút rồi lấy nước uống trước bữa ăn 3 tiếng.

Cách chữa viêm đường tiết niệu ở nữ giới với rau dừa nước

Rau dừa nước được biết có tác dụng kháng viêm, thanh nhiệt, giải độc. Bạn cần chuẩn bị khoảng 300g rau dừa nước tươi đun với nước để uống. Để cho dễ uống hơn bạn có thể cho một chút đường. Cần lưu ý là nên uống trước bữa ăn, ngày 2 lần và liên tục từ 5 ngày mới có tác dụng.

Lá trầu không chữa viêm đường tiết niệu

Lá trầu không có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm và khử mùi rất tốt. Bạn lấy lá trầu không vò nát, thêm nước và đun sôi. Để nguội sau nó dùng để rửa niệu nạo. Tránh chà sát mạnh vì dễ gây tổn thương cho vùng kín.

bệnh viêm đường tiết niệu ở nữ giới

Lá trầu không kháng viêm, kháng khuẩn, trị viêm đường tiết niệu rất tốt

6.3. Cách điều trị viêm đường tiết niệu ở nữ giới bằng thảo dược Đông Y

Dùng thảo dược Đông y để chữa bệnh đang được nhiều người ưa chuộng hiện nay bởi đặc tính an toàn, mang lại hiệu quả cao mà không lo tác dụng phụ. Đông y tập trung trị bệnh từ gốc, bồi bổ sức khỏe, tránh tình trạng thường xuyên bị viêm đường tiết niệu tái lại nhiều lần. Hiện nay trên thị trường có Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh dạng siro thảo dược.

Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh dạng siro thảo dược hỗ trợ cải thiện triệu chứng viêm đường tiết niệu; khám viêm đường tiết niệu nữ ở đâu; khám viêm đường tiết niệu như thế nào

Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh dạng siro thảo dược hỗ trợ cải thiện triệu chứng viêm đường tiết niệu

Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh hoàn toàn từ thiên nhiên: đương quy, đảng sâm, tang phiêu tiêu, phục linh, quy bản, cam thảo, viễn trí,… có công dụng bổ khí, bổ thận, tăng cường chức năng chế ước bàng quang, định tâm, điều hòa ổn định hệ thần kinh thực vật. Nhờ đó giảm triệu chứng đái dầm, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu không tự chủ.

Hoàn toàn từ thảo dược nên thuốc hoàn toàn an toàn với nhiều đối tượng, kể cả trẻ nhỏ. Thuốc được điều chế thành dạng thuốc nước siro, dễ sử dụng, phù hợp với trẻ từ 1 tuổi trở lên. Mọi thông tin chi tiết về sản phẩm thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh, mời quý khách truy cập TẠI ĐÂY.

7. Phòng ngừa viêm đường tiết niệu ở nữ như thế nào?

Để phòng ngừa bệnh viêm đường tiết niệu ở nữ giới, chị em cần lưu ý đặc biệt chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày. 

7.1. Cải thiện chế độ ăn uống

Nữ giới bị viêm đường tiết niệu nên tìm hiểu kĩ viêm đường tiết niệu nên ăn gì và không nên ăn gì bởi chế độ ăn uống có vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức đề kháng cơ thể, chống lại sự tấn công của vi khuẩn. Nhiều thực phẩm cũng là bài thuốc giúp hỗ trợ trị bệnh viêm đường tiết niệu.

Những thực phẩm nên ăn: Các thực phẩm giàu vitamin C tăng sức đề kháng như cam, quýt, nước ép việt quất, thực phẩm giàu Probiotic tăng cường hệ miễn dịch, trái cây và rau xanh giúp cơ thể thải độc, hỗ trợ miễn dịch.

bệnh viêm đường tiết niệu ở nữ giới

Viêm đường tiểu ở phụ nữ nên ăn nhiều trái cây chứa vitamin C

Những thực phẩm nên tránh: Thực phẩm cay, nóng, nhiều chất đạm, các  chất kích thích, đồ uống có cồn hay chất ngọt nhân tạo như cà phê, sô đa, bia rượu…

7.2. Lưu ý chế độ sinh hoạt

Ngoài chế độ ăn uống cải thiện các thói quen sinh hoạt sau sẽ giúp nữ giới phòng tránh viêm đường tiết niệu: 

  • Không nhịn tiểu. Nên đi tiểu và vệ sinh sạch sẽ sau khi quan hệ tình dục để đài thải vi khuẩn và hạn chế vi khuẩn có thể xâm nhập vào nhập ống dẫn tiểu và bàng quang.
  • Thay băng vệ sinh thường xuyên trong chu kỳ kinh cũng như vệ sinh sạch sẽ vùng kín hàng ngày.
  • Vệ sinh đúng cách sau khi đi đại tiện, nên dùng giấy từ trước ra sau.
  • Tránh mặc quần áo quá bó, chật, chất liệu bí nóng.
  • Quan hệ tình dục anh toàn, 1 vợ 1 chồng
  • Không lạm dụng kháng sinh trị tiểu buốt, tiểu rắt, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng tân dược.
  • Tăng cường uống nhiều nước giúp đào thải các chất cặn bã, ổn định nhiệt độ cơ thể. Không nên ngồi quá lâu một chỗ.
  • Hạn chế dùng chất có tính tẩy rửa mạnh hay thụt rửa vùng kín gây kích ứng niệu đạo và bộ phận sinh dục, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn

Như vậy bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn viêm đường tiết niệu là gì, bệnh viêm đường tiết niệu ở nữ giới có nguy hiểm không. Bệnh viêm đường tiết niệu ở nữ giới chỉ trở nên nguy hiểm khi không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Do đó khi có những biểu hiện ban đầu như tiểu buốt, tiểu rắt,… chị em cũng không nên quá lo lắng, vội vã tự tìm cách điều trị mà hãy chủ động đến các phòng khám hay cơ sở y tế thăm khám để được chuyên gia hướng dẫn phương pháp điều trị bệnh đúng cách.

Bạn muốn biết thêm thông tin về sản phẩm hoặc muốn tư vấn về bệnh, vui lòng để lại thông tin dưới đây hoặc gọi ngay 087.658.8866. Chuyên gia của Đái dầm Đức Thịnh sẽ phản hồi trong thời gian sớm nhất.

Chủ đề liên quan: Viêm đường tiết niệu, Bệnh viêm đường tiết niệu, Dấu hiệu viêm đường tiết niệu, Điều trị viêm đường tiết niệu, Viêm đường tiết niệu ở nữ, Nguyên nhân viêm đường tiết niệu,…

Bài viết này có hữu ích không?

    ĐỂ LẠI NHU CẦU TƯ VẤN

    Đăng ký tư vấn

    Các bài viết khác

    4 Bình luận cho bài viết “Bệnh viêm đường tiết niệu ở nữ giới nguy hiểm như thế nào?”

    1. Việt Trang
      09/03/2022 at 10:25

      mình bị tiểu buốt nóng rát lắm có phải viêm đường tiểu không ạ?

      • Nhà thuốc Đức Thịnh Đường
        09/03/2022 at 10:26

        Chào bạn. Đó là một dấu hiệu của viêm đường tiết niệu mà bạn cần chú ý nhé! Bạn bị lâu chưa ạ? Nếu bạn đang cần được tư vấn trị bệnh, hãy điền thông tin vào form bên trên để các chuyên gia gọi lại tư vấn nhé!

    2. Trungth
      20/05/2021 at 09:50

      Em bị tiểu rắt và đau khi đi tiểu. Đi khám họ bảo viêm tiết niệu có cho thuốc kháng sinh về uống. Em uống đỡ được mấy tháng. Sau đó lại tái phát. Thuốc Đông y của mình có tác dụng phụ không ạ, có sợ bệnh lại tái phát sau dừng thuốc 1 thgian không?

      • Nhà thuốc Đức Thịnh Đường
        20/05/2021 at 09:51

        Chào bạn. Thuốc kháng sinh đa phần là giảm đau lại kèm nhiều tác dụng phụ và hay bị tái lại. Bạn dùng Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh sẽ giúp bệnh không tái và không gây các tác dụng phụ khác do sản phẩm là THUỐC và có chiết xuất tự nhiên: Đảng sâm, Đương Quy, Tang phiêu diêu,… Bạn để lại thông tin vào form bên trên để các chuyên gia gọi lại tư vấn cách dùng cho trường hợp của mình nhé!

    Gửi ý kiến của bạn



    Gọi ngay
    Messenger
    Tư vấn