Tác giả: Thạc sĩ – Dược sĩ Trần Minh Châu
Biên tập: Khánh Toàn
Đi tiểu là một trong những hoạt động quan trọng nhất của cơ thể để đào thải độc tố, cặn bã ra bên ngoài. Bất kỳ sự bất thường nào của hoạt động này đều cảnh báo những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Tiểu ra máu (đái ra máu) là một trong những triệu chứng bất thường khi đi tiểu và cần phải được điều trị sớm. Vậy hiện tượng đi tiểu ra máu là bệnh gì? Nguyên nhân gây ra tình trạng này cũng như cách điều trị bệnh an toàn và hiệu quả như thế nào? Tại bài viết dưới đây, hãy cùng với Thạc sĩ – Dược sĩ Trần Minh Châu đến từ Nhà Thuốc Đông Y Gia Truyền Đức Thịnh Đường tìm hiểu về vấn đề này một cách chi tiết và kỹ lưỡng nhất!
1. Hiện tượng đi tiểu ra máu là bệnh gì?
Đi tiểu ra máu, hay còn được gọi là đái ra máu, là tình trạng nước tiểu có chứa máu hoặc màu hồng nhạt. Độ đậm của nước tiểu phụ thuộc vào loại máu và lượng hồng cầu bị rò rỉ vào nước tiểu. Có hai loại tiểu máu là tiểu máu vi thể và tiểu máu đại thể. Đi tiểu ra máu là một triệu chứng phổ biến trong các vấn đề liên quan đến hệ tiết niệu.
Hệ thống tiết niệu trong cơ thể người gồm hai thận, hai niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Chức năng chính của hệ tiết niệu là loại bỏ chất thải khỏi cơ thể. Ngoài ra, hệ tiết niệu còn giúp cân bằng điện giải, điều chỉnh quá trình chuyển hóa và duy trì áp lực máu.
Thận nằm dưới xương sườn, một bên của cột sống. Thận có nhiệm vụ lọc máu và tạo nước tiểu. Một thận khỏe mạnh có thể lọc từ 120 – 150 lít máu và 1 – 2 lít nước tiểu hàng ngày, bao gồm chất thải và các chất lỏng khác.
Nước tiểu sau khi được lọc trong thận di chuyển đến bàng quang để lưu trữ trước khi được thải qua niệu đạo. Khi có vấn đề về hệ tiết niệu như hiện tượng đi tiểu ra máu, việc tìm kiếm chẩn đoán và điều trị phù hợp là cần thiết.
Khi gặp tình trạng đi tiểu ra máu, có khả năng cao rằng bạn đang mắc phải một bệnh liên quan đến thận, bàng quang hoặc niệu đạo. Một trong những bệnh thường gặp là viêm cấp tính của các cơ quan tiết niệu.
Đi tiểu ra máu có thể hoàn toàn hồi phục khi nguyên nhân gây ra tiểu máu được điều trị triệt để, đó là những bệnh xuất phát từ các cơ quan trong hệ tiết niệu.
2. Phân loại các hiện tượng đi tiểu ra máu
2.1. Đái máu đại thể
- Đi tiểu ra máu đại thể là hiện tượng nước tiểu màu đỏ hoặc sẫm màu, người bệnh có thể dễ dàng nhìn thấy máu trong nước tiểu;
- Trong nhiều trường hợp, nước tiểu còn lẫn những cục máu đông.
2.2. Đái máu vi thể
- Đi tiểu ra máu vi thể là hiện tượng có hồng cầu trong nước tiểu nhưng không đủ để làm thay đổi màu nước tiểu và không thể nhận thấy bằng mắt thường;
- Tuy nhiên, khi quan sát dưới ống kính hiển vi, có thể phát hiện ra các tế bào máu.
3. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đi tiểu ra máu là gì?
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đi tiểu ra máu có thể xuất phát từ thận, bàng quang, tuyến tiền liệt hoặc do chấn thương hệ tiết niệu. Tuy nhiên, không ít trường hợp không tìm ra nguyên nhân chính xác.
3.1. Hiện tượng đi tiểu ra máu có nguyên nhân từ thận
- Sỏi thận: Sỏi thận có thể di chuyển theo dòng nước tiểu và cọ xát, gây tổn thương niêm mạc hệ tiết niệu làm chảy máu, gây tiểu ra máu ở nhiều người. Ngoài ra, người bệnh sỏi thận còn thấy đau bụng, khó tiểu, bí tiểu, tiểu buốt,…;
- Lao thận: Đây là tình trạng thận bị nhiễm vi khuẩn lao, gây ra đái máu vi thể. Bệnh thường đi kèm với viêm bàng quang, khiến người bệnh tiểu ra máu cuối bãi, són tiểu, tiểu dắt,…;
- Ung thư thận: Khi bị ung thư thận, người bệnh có thể tiểu ra máu đại thể khiến nước tiểu có màu đỏ sẫm. Trong nhiều trường hợp, nước tiểu sẽ có màu hồng nhạt hoặc lẫn các cục máu đông;
- Suy thận: Thận có chức năng lọc máu, sản xuất nước tiểu và cô đặc nước tiểu. Tuy nhiên, khi chức năng thận suy giảm, thận lọc kém khiến máu bị lọc không hết sẽ theo nước tiểu chảy xuống bàng quang, gây tiểu ra máu hoặc nước tiểu có màu xanh, đỏ, váng mỡ,…
- Thận đa nang: Khi bị thận đa nang, người bệnh sẽ bị tăng huyết áp, đau sau lưng, mệt mỏi, tiểu nhiều hoặc tiểu ra máu;
- Viêm cầu thận cấp: Khi cầu thận bị tổn thương và viêm sẽ gây rò rỉ hồng cầu vào nước tiểu, gây tiểu ra máu và nước tiểu có bọt;
- Nhồi máu thận: Đây là tình trạng tắc động mạch thận do huyết khối khiến người bệnh gặp các triệu chứng như: buồn nôn, nôn, đái ra máu đại thể, đau thắt lưng,…;
- Viêm thận bể thận cấp: Đây là tình trạng nhiễm trùng cấp tính, gây viêm nhiễm xung quanh bể thận, nhu mô thận, đài thận và niệu quản. Người bệnh sẽ bị sốt cao, đau bụng, lưng hoặc bẹn, tiểu nhiều lần, tiểu đau, tiểu ra máu hoặc tiểu đục, nước tiểu có mùi tanh nồng;
- U bướu thận: Khi bị u bướu ở thận, người bệnh có thể bị tiểu ra máu đại thể hoặc vi thể phụ thuộc vào tình trạng và mức độ của khối u.
3.2. Nguyên nhân từ bàng quang dẫn đến việc đi tiểu ra máu
- Viêm bàng quang: Đây là tình trạng nghiêm trọng có thể dẫn đến xuất huyết và gây tiểu ra máu. Bệnh có thể ảnh hưởng đến bất kỳ đối tượng và độ tuổi nào;
- Sỏi tiết niệu: Đây là những viên sỏi ở bất kỳ đâu trong hệ tiết niệu (thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo,…), chúng có thể gây đau bụng, nôn và buồn nôn, tiểu ra máu, rét run và sốt.
3.3. Hiện tượng đi tiểu ra máu do phì đại tuyến tiền liệt
- Tuyến tiền liệt nằm bên dưới bàng bang, bao quanh niệu đạo. Khi bị phì đại tuyến tiền liệt (hay còn gọi là u xơ tuyến tiền liệt), người bệnh có thể bị tiểu ra máu;
- Bệnh là bệnh thường gặp ở nam giới tuổi trung niên trở lên.
3.4. Bị đi tiểu ra máu do chấn thương
- Khi hệ tiết niệu bị chấn thương, vùng thận, hông lưng hoặc bàng quang có thể bị ảnh hưởng dẫn đến nứt, chảy máu;
- Máu sẽ chảy theo nước tiểu ra ngoài, gây tiểu ra máu đại thể hoặc vi thể.
3.5. Hiện tượng đi tiểu ra máu có nguyên nhân từ vô căn
- Đái ra máu vô căn là tình trạng người bệnh đái máu mà không tìm được nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp;
- Tỷ lệ này khá cao và trong nhiều trường hợp, bệnh có thể tự khỏi mà không cần điều trị.
3.6. Nguyên nhân đi tiểu ra máu theo Đông y
- Theo Đông y, tiểu ra máu có nguyên nhân là sự mất cân bằng âm dương trong cơ thể. Cơ thể con người có phần âm và phần dương. Khi cơ thể khỏe mạnh, âm dương cân bằng. Nhưng trong nhiều trường hợp như: thức khuya, dùng nhiều thuốc kháng sinh, uống nhiều bia rượu thì cơ thể sẽ mất cân bằng âm dương, dương khí hạ hãm ép vào thành bàng quang, gây hẹp niệu đạo. Lúc này, người bệnh có thể bị bí tiểu, khó đi tiểu, tiểu buốt, tiểu rắt,…;
- Nếu dương khí ép mạnh vào bàng quang có thể làm vỡ các mao mạch tại niêm mạc bàng quang, gây ra tiểu ra máu.
Bạn đang gặp phải tình trạng tiểu ra máu như thế nào? Hãy liên hệ ngay với nhà thuốc để được tư vấn chính xác nhất!
4. Đối tượng nào có nguy cơ mắc phải hiện tượng đi tiểu ra máu?
Theo các chuyên gia, hiện tượng đi tiểu ra máu có thể xảy ra ở mọi đối tượng và mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, các đối tượng dưới đây có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người khác:
- Nam giới trên 50 tuổi: Nhóm đối tượng này có khả năng cao bị phì đại tuyến tiền liệt, gây tiểu ra máu;
- Phụ nữ trong độ tuổi tiền mãn kinh, phụ nữ trung niên, người lớn tuổi có nguy cơ cao bị tiểu ra máu;
- Người mới bị nhiễm trùng;
- Người đang hoặc đã từng bị sỏi tiết niệu;
- Người sống trong gia đình có tiền sử bị bệnh tiết niệu hoặc bệnh thận;
- Người đang sử dụng các loại thuốc chống viêm NSAID hoặc tự ý dùng kháng sinh mà không theo hướng dẫn của bác sĩ;
- Vận động viên chạy bộ.
5. Khi nào bạn nên đi thăm khám bác sĩ?
- Hiện tượng đi tiểu ra máu không phải triệu chứng quá nghiêm trọng và ngay lập tức gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, đây lại là dấu hiệu của nhiều bệnh lý của hệ tiết niệu;
- Nếu các bệnh lý này không được phát hiện và điều trị sớm có thể tiến triển thành mạn tính hoặc ngày càng nghiêm trọng.
6. Cách chẩn đoán hiện tượng đi tiểu ra máu như thế nào?
Hiện nay, để chẩn đoán tiểu ra máu, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân làm xét nghiệm nước tiểu. Dựa vào xét nghiệm này, bác sĩ có thể xác định được số lượng hồng cầu trong nước tiểu và nồng độ các chất khác trong nước tiểu.
Ngoài ra, người bệnh có hiện tượng đi tiểu ra máu có thể được chỉ định áp dụng một số phương pháp chẩn đoán sau:
- Cấy nước tiểu: Xét nghiệm này được áp dụng để kiểm tra tình trạng nhiễm trùng, vi khuẩn trong nước tiểu;
- Xét nghiệm tế bào nước tiểu để tìm ra các bất thường của nước tiểu.
Việc kết hợp triệu chứng lâm sàng và các xét nghiệm trên sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác nhất về mức độ, tình trạng tiểu ra máu.
Ngoài ra, trong các trường hợp cần thiết, người bệnh sẽ cần làm thêm các phương pháp chẩn đoán khác như:
- Nội soi bàng quang;
- Siêu âm hệ tiết niệu bao gồm: thận, tiết niệu, bàng quang;
- Chụp cắt lớp CT hoặc chụp MRI.
7. Điều trị hiện tượng đi tiểu ra máu bằng cách nào?
Bị đi tiểu ra máu uống thuốc gì? Cách chữa trị ra sao là chủ đề được nhiều người quan tâm. Dưới đây là một số phương pháp được chỉ định cho người có hiện tượng đi tiểu ra máu:
7.1. Các biện pháp điều trị hiện tượng đi tiểu ra máu theo Tây y
Như đã nói ở trên, hiện tượng đi tiểu ra máu là triệu chứng do nhiều bệnh lý hệ tiết niệu gây ra. Do đó, để chữa trị tận gốc tiểu máu, cần phải giải quyết dứt điểm nguyên nhân gây bệnh.
- Sử dụng thuốc kháng sinh: Trong trường hợp người bệnh tiểu ra máu do nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm bàng quang, viêm thận,…thì cần phải dùng kháng sinh;
- Kết hợp thuốc và phẫu thuật tán sỏi nếu người bệnh bị sỏi thận, sỏi bàng quang,…;
- Trong các trường hợp tiểu ra máu khác, người bệnh có thể được chỉ định dùng một số loại thuốc điều trị bệnh phù hợp.
7.2. Chữa tiểu ra máu theo các bài thuốc dân gian
Người bệnh có hiện tượng đi tiểu ra máu có thể áp dụng một số cách chữa bệnh theo Đông y như sau:
7.2.1. Bài thuốc 1
Nguyên liệu:
- 16g sinh địa;
- 16g mộc thông;
- 20g trúc diệp;
- 16g lá dâu;
- 20g cỏ mần trầu;
- 12g bạch thược;
- 16g lá đinh lăng;
- 12g chi tử;
- 16g mạch môn;
- 16g hoa hòe sao khô.
Cách làm:
- Rửa sạch các nguyên liệu trên;
- Sắc các nguyên liệu trên lấy nước.
Thực hiện:
- Sử dụng bằng đường uống 3 lần/ngày.
7.2.2. Bài thuốc 2
Nguyên liệu:
- 20g kim tiền thảo;
- 20g khổ qua;
- 16g râu ngô;
- 16g hương nhu;
- 20g trúc diệp;
- 16g cỏ xước;
- 20g cỏ mực.
Cách làm:
- Rửa sạch các nguyên liệu trên;
- Sắc các nguyên liệu trên lấy nước.
Thực hiện:
- Sử dụng bằng đường uống 3 ngày/lần;
- Kiên trì trong 7 – 10 ngày để có tác dụng giảm tiểu ra máu, tiểu buốt, tán sỏi thận hiệu quả.
7.3. Sử dụng sản phẩm thảo dược chữa trị và phòng ngừa hiện tượng đi tiểu ra máu
Bên cạnh các phương pháp điều trị trên, để mang lại hiệu quả điều trị nhanh, tận gốc và tác dụng lâu dài, người có hiện tượng đi tiểu ra máu nên kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược, tiêu biểu là Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bảo Niệu Đức Thịnh và Thuốc trị đái dầm Đức Thịnh.
Đây là 2 sản phẩm thảo dược, được bào chế từ bài thuốc chữa bệnh đường tiểu lâu đời của Nhà Thuốc Đông Y Gia Truyền Đức Thịnh Đường có lịch sử hơn 200 năm nghiên cứu và được lưu truyền đến ngày nay.
2 sản phẩm có thành phần là các vị thuốc quý hiếm như: Đảng sâm, Hoàng kỳ, Tang phiêu tiêu,…được phối trộn, kết hợp hài hòa theo nguyên lý Quân – Thần – Tá – Sứ của Y học cổ truyền. Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh và Bảo Niệu Đức Thịnh có tác dụng cân bằng âm dương, bổ thận, tăng cường chức năng chế ước của bàng quang nên giúp điều trị và phòng ngừa tiểu ra máu an toàn và hiệu quả.
Thuốc trị đái dầm Đức Thịnh được bào chế dạng siro, vị ngọt nên phù hợp với trẻ từ 1 tuổi trở lên và người lớn. Trong khi đó, Bảo Niệu Đức Thịnh được bào chế dạng viên nén, phù hợp với người lớn và trẻ từ 6 tuổi trở lên.
Cả 2 sản phẩm đều được sản xuất tại Nhà máy Đông dược đạt chuẩn GMP trên dây chuyền sản xuất hiện đại, tiên tiến nhất hiện nay. Hơn 10 năm có mặt trên thị trường, 2 sản phẩm đã nhận được sự đánh giá cao của nhiều người dùng và chuyên gia có danh tiếng.
Người bị hiện tượng đi tiểu ra máu có thể lựa chọn 1 trong 2 sản phẩm này để sử dụng đều mang lại kết quả tốt, an toàn, tác dụng lâu dài, ít gây tái phát.
8. Các biện pháp phòng ngừa hiện tượng đi tiểu ra máu
Để phòng ngừa tiểu ra máu hiệu quả, bạn nên áp dụng một số biện pháp sau:
- Uống nhiều nước;
- Hạn chế ăn mặn để phòng ngừa sỏi thận;
- Không nhịn tiểu hoặc đi tiểu ngay sau khi quan hệ tình dục để ngăn ngừa viêm nhiễm và các bệnh lý tiết niệu;
- Quan hệ tình dục lành mạnh, sử dụng bao cao su để tránh các bệnh lây nhiễm;
- Với phụ nữ, nên thường xuyên vệ sinh vùng kín sạch sẽ, hạn chế thụt rửa quá mạnh, mặc thoáng mát;
- Có lối sống lành mạnh, không hút thuốc, uống bia rượu;
- Tập luyện thể dục thể thao đều đặn hàng ngày;
- Có chế độ ăn uống khoa học, bổ sung hoa quả, rau xanh vào thực đơn hàng ngày.
Như vậy, bài viết trên đã giải đáp một cách chi tiết và kỹ lưỡng nhất về vấn đề Hiện tượng đi tiểu ra máu là bệnh gì? Qua những thông tin hữu ích về triệu chứng, nguyên nhân, cách chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa tình trạng đái ra máu thì người bệnh đã có cái nhìn khái quát nhất về vấn đề đường tiểu này. Chúc người bệnh có một quá trình điều trị bệnh hiệu quả và an toàn! Nếu như còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến bệnh lý, sản phẩm điều trị bệnh, cách đặt hàng chính hãng, chương trình khuyến mãi,…bạn hãy gửi thông tin tại Form đăng ký tư vấn bên dưới hoặc liên hệ ngay tới Hotline 087.658.8866 để các chuyên gia đến từ Thuốc Trị Đái Dầm Đức Thịnh tư vấn cho bạn trong thời gian sớm nhất!
Bài viết này có hữu ích không?
Để lại một bình luận