Bệnh đái dầm ở trẻ em dễ trị nếu biết tới phương pháp này

Ngày viết: 09/07/2022 - Cập nhật ngày 01/10/2022.
Chuyên gia tư vấn bệnh lý Lương y: Ngô Trí Tuệ
Lương y vì sức khỏe nhân dân
GĐ Nhà thuốc Đức Thịnh Đường

Bệnh đái dầm ở trẻ em luôn là ám ảnh của nhiều gia đình, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi. Đái dầm ở trẻ em xuất phát nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhiều bậc phụ huynh lo lắng, mệt mỏi vì mãi mà không thấy bé khỏi bệnh. Vậy nguyên nhân đái dầm do đâu, cách chữa thế nào để dứt điểm…Tất cả sẽ được bật mí trong bài viết này.

Bệnh đái dầm ở trẻ em là gì?

Bệnh đái dầm ở trẻ em là chứng  tiểu tiện không tự chủ, lúc ngủ, xảy ra vào ban đêm hoặc buổi trưa. Bệnh thường gặp ở trẻ em trong độ tuổi dưới 5 tuổi. Tình trạng đái dầm có thể xảy ra bất kỳ thời điểm nào và phổ biến nhất là vào lúc ngủ.

Khi trẻ tự chủ, ý thức được nhưng vẫn xảy ra hiện tượng này thường là bệnh lý. Trong trường hợp này không nên coi đái dầm lúc thức và lúc ngủ là giống nhau.

Biểu hiện của đái dầm có thể quan sát được hàng ngày nếu thấy các dấu hiệu sau:

  • Trẻ đi tiểu trên giường hoặc tiểu vào quần nhiều lần (vô ý hoặc có cố ý) khi ngủ đêm.
  • Hiện tượng đái dầm xảy ra thường xuyên khoảng 2 lần/tuần trong vòng ít nhất 3 tháng liền.
Bệnh đái dầm ở trẻ em là chứng  iểu tiện không tự chủ khi trẻ đang ngủ

Bệnh đái dầm ở trẻ em là chứng tiểu tiện không tự chủ khi trẻ đang ngủ

Trẻ mấy tuổi thì hết đái dầm?

Bệnh đái dầm ở trẻ em có liên quan đến quá trình trưởng thành của cơ bàng quang. Khi một đứa trẻ bắt đầu học một kỹ năng nào đó (chẳng hạn như đi bộ) không chỉ được xác định bởi di truyền của nó mà còn bởi sự trưởng thành của các dây thần kinh và cơ bắp, những thứ kiểm soát sự cân bằng và chuyển động của một người.

Bàng quang cũng được kiểm soát bởi các dây thần kinh và cơ. Bàng quang là một túi rỗng do thành cơ tạo thành. Các thành cơ của nó phải giãn ra, và một cơ nhỏ ở cuối bàng quang (gọi là cơ vòng bàng quang) phải thắt lại để giữ được nhiều nước tiểu hơn để trẻ không đái dầm vào ban đêm. Trong đêm, các cơ giữ nước tiểu trong bàng quang thông qua quá trình thả lỏng và đóng lại cho đến khi trẻ thức dậy và đi vệ sinh để đi tiểu.

Sự trưởng thành của cơ vòng bàng quang không giống nhau ở từng người. Sau 3 tuổi rưỡi thì khoảng 2/3 trẻ hết đái dầm vào ban đêm; sau 4 tuổi, khoảng 3/4 trẻ không đái dầm. Số trẻ 4 tuổi còn lại vẫn làm ướt chỉ chiếm 25% tổng số trẻ. Sau 6 năm tuổi, chúng đã dần có thể kiểm soát được việc đi tiểu đêm của mình. Khoảng 4-5% trẻ 8 tuổi vẫn đái dầm. Đến 12 tuổi, chỉ có 2-3% trẻ tiếp tục đái dầm.

Trẻ mấy tuổi thì hết đái dầm?

Trẻ mấy tuổi thì hết đái dầm?

Một số trẻ em đái dầm trong suốt tuổi vị thành niên (đái dầm ở tuổi dậy thì). Nếu trẻ em đái dầm sau 5 tuổi, cha mẹ, anh chị em và những người thân khác của chúng có thể có cùng tiền sử đái dầm trong thời thơ ấu.

Một số trẻ không đái dầm trong thời gian dài nhưng sau này lại bắt đầu gặp lại tình trạng này. Nguyên nhân thường là do căng thẳng, bệnh tật (đặc biệt là viêm niệu đạo) và một số vấn đề tâm lý. Những điều ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ như gia đình có thêm em bé, chuyển nơi ở, chuyển trường học, hoặc xem một bộ phim kinh dị đều là những lý do phổ biến liên quan đến chứng đái dầm.

Nếu tình trạng căng thẳng hoặc bệnh tật của con bạn đã được loại trừ, nhưng những triệu chứng này vẫn tiếp diễn, bạn nên hỏi ý kiến ​​bác sĩ hoặc người có chuyên môn.

Nguyên nhân gây bệnh đái dầm ở trẻ em 

Bệnh đái dầm ở trẻ em được chia ra làm 2 nguyên nhân cơ bản. Một là đái dầm tiên phát, đây là một dạng đái dầm khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Mặc dù đã lớn, tự ý thức được nhưng bé vẫn đái dầm là do:

  • Bé nhà bạn đang bị chậm phát triển các kỹ năng cần thiết. Các cơ quan hoạt động chậm dẫn đến không kịp xử lý khi bàng quang đầy.
  • Bé ngủ sâu cũng là một lý do khiến bé đái dầm. Ngủ quá sâu sẽ khiến não sẽ bỏ lỡ tín hiệu khi bàng quang đầy.
  • Bé mải chơi, nhịn tiểu dẫn đến tiểu đêm.
  • Cơ thể bé không sản xuất đủ hormone chống lợi tiểu khiến cơ thể sẽ tạo ra nhiều nước tiểu hơn.
  • Trẻ có thể bị các dị tật bẩm sinh của bàng quang có thể gây bệnh đái dầm.
  • Bệnh đái dầm tiên phát có thể do di truyền.
Nguyên nhân gây bệnh đái dầm ở trẻ em 

Nguyên nhân gây bệnh đái dầm ở trẻ em

Bệnh đái dầm ở trẻ do nguyên nhân thứ phát:

  • Bé có bàng quang quá nhỏ khiến khả năng giữ nước tiểu suốt đêm cũng thấp hơn những người khác.
  • Bé gặp phải căng thẳng, lo lắng.
  • Bé mắc các bệnh lý nguy hiểm về đường tiết niệu: bàng quang, thận, sỏi tiết niệu; bệnh thần kinh, giun ký sinh,….

Cách chữa bệnh đái dầm ở trẻ em

Để chữa bệnh đái dầm ở trẻ em, đầu tiên ba mẹ cần thay đổi lối sống để cho bé bằng cách:

  • Nhắc trẻ đi tiểu trước khi đi ngủ;
  • Hạn chế cho bé uống nước vào ban đêm, uống đủ nước vào ban ngày;
  • Không cho trẻ ăn những thực phẩm có chứa caffeine như cà phê, cacao hoặc sô-cô-la vào ban đêm;
  • Nên tập cho bé thói quen đi vệ sinh đúng giờ, đúng lúc;
  • Khen ngợi khi con đi tiểu đúng lúc.

Bạn cũng có thể áp dụng một số mẹo trị đái dầm ở trẻ em như: Massage bụng dưới; cho bé nhai một miếng quế mỗi ngày giúp giảm nhiễm trùng đường tiết niệu; uống nước ép việt quất; bổ sung thêm quả óc chó trong bữa ăn hàng ngày; sử dụng giấm táo giúp hạn chế đái dầm hiệu quả.

Chữa bệnh đái dầm ở trẻ em với Thuốc trị đái dầm Đức Thịnh

Các mẹo và cách trị đái dầm bằng dân gian trên chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị chứ không điều trị được dứt điểm như các sản phẩm thuốc. Việc dùng thuốc Tây y trị đái dầm cho trẻ lại thường gây ra những tác dụng phụ ảnh hưởng đến bé như: buồn nôn, chán ăn, đau đầu, co thắt dạ dày, đau và yếu cơ, suy nhược, động kinh,…

Do vậy, việc sử dụng loại thuốc có chiết xuất từ tự nhiên như Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh là một phương pháp hiệu quả, an toàn cho trẻ mà mẹ nên tham khảo.

Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh được điều chế 100% từ các vị thảo dược quý có thành phần từ thảo dược thiên nhiên quý hiếm, bao gồm: Phục linh, quy bản, đương quy…  có tác dụng bổ thận và giúp bàng quang làm việc khá tốt, hạn chế triệt để chứng đái dầm…

Thuốc trị đái dầm Đức Thịnh - đái dầm không còn là nỗi lo với mọi gia đình

Thuốc trị đái dầm Đức Thịnh – đái dầm không còn là nỗi lo với mọi gia đình

Các thành phần tự nhiên quý hiếm này sẽ không gây ra bất kỳ một tác dụng phụ nào, phù hợp với nhiều độ tuổi. Thuốc trị đái dầm Đức Thịnh hiệu quả cho những người mắc các chứng bệnh tiểu buốt rắt, tiểu dầm, tiểu không tự chủ. Thuốc có tác dụng cho người bị đái nhiều, đái tháo nhạt hành hạ. Đặc biệt dùng cho trẻ trên 1 tuổi bị chứng đái dầm và người trưởng thành gặp phải chứng đái dầm.

Một ưu điểm của thuốc chính là thuốc có dạng siro dễ uống, vị thanh, ngọt dịu nên cực dễ dùng, ba mẹ không cần phải vất vả cho bé dùng dạng viên nữa.

Kết luận

Bệnh đái dầm ở trẻ em mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây ra không ít phiền toái trong cuộc sống và sinh hoạt của trẻ. Khi mắc bệnh đái dầm, con trẻ sẽ ngủ không ngon giấc, bố mẹ vất vả thức dậy cùng con. Cuộc sống gia đình thường xuyên bị đảo lộn, tốn kém tiền của chạy chữa. Để tiết kiệm thời gian, tiết kiệm công sức, tiền của, mẹ cần sáng suốt lựa chọn phương pháp phù hợp cho bé.

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số Hotline hoặc để lại thông tin trong Form đăng ký dưới đây. Các chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ lại với bạn sớm nhất để hỗ trợ và tư vấn cho bạn!

Bài viết này có hữu ích không?

    ĐỂ LẠI NHU CẦU TƯ VẤN

    Đăng ký tư vấn

    Các bài viết khác

    Chưa có bình luận nào.

    Gửi ý kiến của bạn



    Gọi ngay
    Messenger
    Tư vấn