Nhiều người thường cho rằng, trẻ nhỏ mới mắc chứng đái dầm. Tuy nhiên, theo nghiên cứu y học, có thể bắt gặp đái dầm ở bất kỳ độ tuổi nào hiện nay. Đặc biệt, ở những người già, tình trạng này càng phổ biến hơn. Liệu bệnh này có nguy hiểm không? Tại sao lại xuất hiện tình trạng này? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp tất tần tật về chứng đái dầm ở người già. Hãy cùng theo dõi nhé!
1. Đái dầm ở người lớn tuổi có phổ biến không?
Hiện tượng đái dầm ở người già thường là đi tiểu không tự chủ, họ không biết cho đến khi tỉnh dậy. Theo thống kê nghiên cứu, có khoảng 18-20% người lớn tuổi mắc chứng đái dầm. Triệu chứng này có thể do yếu tố sinh lý hoặc dấu hiệu bệnh lý gây ra. Cơ quan thực hiện chức năng chính của tiểu tiện là bàng quang và hệ thần kinh điều khiển. Ở người lớn tuổi, các cơ quan này ngày càng suy yếu. Vì vậy, rất nhiều người lớn tuổi mắc phải chứng đái dầm này.
Thông thường, đái dầm nếu là ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi thì đó được xem là chuyện bình thường do trẻ chưa ý thức và chủ động trong đi tiểu. Nhưng đối với người lớn tuổi, chứng đái dầm lại là dấu hiệu của một số bệnh lý cần chú ý. Nếu đái dầm thường xuyên, liên tục trong một thời gian dài. Nó không những ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày, còn gây ra các biến chứng, ảnh hưởng đến sức khỏe của người mắc phải.
Vậy, tại sao đái dầm lại phổ biến ở người lớn tuổi? Cùng chúng tôi tìm hiểu nguyên nhân dưới đây.

Hiện tượng đái dầm không tự chủ ở người già
2. Nguyên nhân gây ra tình trạng đái dầm ở người già
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến đái dầm ở người lớn tuổi. Sau đây là một số nguyên nhân cơ bản, bạn có thể tham khảo:
2.1. Lão hoá
Lão hoá là nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh đái dầm ở người già. Càng nhiều tuổi, lão hóa sẽ càng thể hiện ở cả bên ngoài lẫn bên trong cơ thể chúng ta. Các mô cơ, dây chằng nâng đỡ vùng xương chậu bị giãn ra quá mức. Điều này dẫn đến, bàng quang khi chứa đầy nước tiểu, chỉ cần một tác động nhẹ cũng khiến bàng quang đẩy nước tiểu ra ngoài. Lúc này, người già sẽ tiểu ra giường mà không thể kiểm soát được. Ban đầu chỉ là mót tiểu ra quần, nhưng khi càng nghiêm trọng, có thể đái dầm nhiều hơn.
2.2. Bàng quang nhỏ
Ở một số người lớn tuổi, họ có bàng quang nhỏ, không thể chứa được lượng nước tiểu qua đêm. Khi lượng nước tiểu trong bàng quang tăng lên, khiến họ đi tiểu lúc nào không hay. Đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến đái dầm ở người già.

Mất ngủ, dùng thuốc an thần nhiều có thể dẫn đến đái dầm ở người già
2.3. Mất ngủ
Người già thường hay mất ngủ hoặc ngủ rất ít vào ban đêm. Điều này làm cho cơ thể của họ bị suy nhược. Các bộ phận trong cơ thể phải hoạt động nhiều hơn gấp đôi ban ngày, trong đó có thận. Mặt khác, để giảm chứng mất ngủ này, người già thường hay tìm đến các loại thuốc an thần. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sự co bóp của bàng quang. Vì vậy, mất ngủ cũng là một trong những nguyên nhân gây ra chứng đái dầm ở người lớn tuổi.
2.4. Thận và bàng quang suy yếu
Nhắc đến tiểu tiện, người ta thường nghĩ đến thận và bàng quang. Hai cơ quan này đóng vai trò quan trọng trong hệ bài tiết nước tiểu. Khi thận và bàng quang bị suy yếu là nguyên nhân gây ra đái dầm ở người lớn tuổi. Lúc này, quá trình lọc và vận chuyển nước tiểu đến bàng quang bị gián đoạn. Làm cho lượng nước bị đẩy qua bàng quang một cách nhanh chóng. Từ đó, bàng quang chứa nước nhiều khiến người già khi ngủ dễ đái dầm mà không có cảm giác.
2.5. Rối loạn thần kinh
Một trong những nguyên nhân dẫn đến chứng đái dầm ở người già là bệnh rối loạn thần kinh. Đa số người già là đối tượng mắc bệnh rối loạn thần kinh và không làm chủ được hành vi. Nhiều người không hề nhận thức được mình đã đi tiểu hay chưa. Thậm chí họ còn đái dầm ướt hết quần mà không hay biết gì.
2.6. Một số bệnh lý khác
Ngoài ra một số bệnh như: tiểu đường, tắc nghẽn ngưng thở khi ngủ, ung thư, nhiễm trùng đường tiết niệu, bệnh lý tuyến tiền liệt, đái tháo đường,… cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng đái dầm ở người già.
Người già đái dầm có thể là do tâm lý. Nhưng nếu đi nhiều không kiểm soát được, bạn cần đưa họ đi thăm khám bác sĩ để có thể xác định rõ được nguyên nhân chính xác.
3. Hệ luỵ bệnh đái dầm ở người già lớn tuổi
Bạn vừa tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến đái dầm ở người lớn tuổi. Nếu đái dầm chỉ là do căng thẳng, lo lắng gây nên. Thì đó chỉ là nguyên nhân sinh lý, điều này có thể khắc phục được. Tuy nhiên, nếu do những nguyên nhân bệnh lý, thì nó lại để lại rất nhiều hệ lụy. Ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe người mắc phải chứng đái dầm.
Người lớn tuổi mắc chứng đái dầm, nhẹ nhất sẽ là cảm giác mặc cảm, tự ti trong cuộc sống. Đái dầm ở người già thường gây phiền toái cho bản thân người mắc bệnh và cả những người thân.
Khi người lớn tuổi mắc chứng đái dầm, họ không thể kiểm soát được khả năng tiểu tiện của mình trong khi ngủ. Họ thường tỉnh giấc sau mỗi lần đi, thậm chí có những người bị nặng khiến cơ thể suy nhược. Ngoài ra, còn làm gia tăng nguy cơ đột quỵ khi đi tiểu đêm. Vấp ngã, cảm lạnh khi phải dậy lúc nửa đêm để thay quần áo…
Nếu không chữa trị kịp thời, sẽ thường hay biến chứng thành nhiều căn bệnh nguy hiểm như biến chứng các bệnh về thận, viêm đường tiết niệu và ung thư bàng quang… Khiến sức khỏe của người già ngày càng suy yếu hơn. Các bệnh liên quan đến rối loạn thần kinh như đa xơ cứng, động kinh,…cũng là một trong những biến chứng của đái dầm gây ra.
Khi bắt gặp triệu chứng đái dầm ở người lớn đi kèm với các dấu hiệu khác bất thường. Đó là dấu hiệu báo sớm về một bệnh lý khác. Bạn nên đưa họ đi khám chữa kịp thời để biết nguyên nhân và có phương pháp chữa trị. Tránh dùng thuốc khi chưa rõ nguyên nhân của bệnh.

Đái dầm ở người già thường gây biến chứng nguy hiểm
4. Cách trị bệnh đái dầm ở người già
Vì đái dầm ở người già để lại hệ lụy nghiêm trọng về tinh thần lẫn sức khỏe người bệnh. Vì vậy, bạn nên tham khảo và lựa chọn áp dụng 3 nhóm phương pháp sau.
Nếu đái dầm ở thể nhẹ, mới chớm bị ở người lớn tuổi. Bạn cần thay đổi lối sống, thói quen của người mắc bệnh. Tránh cho người già uống nước nhiều trước khi đi ngủ. Đặt đồng hồ báo thức để dậy đi tiểu.
Trường hợp ở thể nặng, bạn có thể tìm hiểu một số thuốc tây y và phẫu thuật. Chúng có tác dụng hiệu quả tốt trong chữa trị chứng đái dầm ở người lớn tuổi.
4.1. Sử dụng thuốc tây để điều trị đái dầm ở người lớn tuổi
Trong điều trị đái dầm ở người lớn tuổi, có một số loại thuốc tây đem lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, nó lại để lại một số tác dụng phụ kèm theo.
- Nhóm thuốc kháng sinh bao gồm như beta-lactam, quinolon… Một trong những nguyên nhân gây đái dầm ở người lớn tuổi là do viêm nhiễm đường tiết niệu. Vì vậy, thuốc kháng sinh giúp ngăn ngừa, điều trị chứng bệnh này. Từ đó, tình trạng đái dầm cũng được thuyên giảm hơn. Tuy nhiên, thuốc kháng sinh này lại làm cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi, phù nề, tổn thương thận và gan.
- Nhóm thuốc kháng cholinergic có tác dụng giảm kích ứng cơ quan bàng quang. Từ đó, bàng quang sẽ không phải làm việc quá mức cho phép. Khi sử dụng, chứng đái dầm được cải thiện rõ rệt. Mặt khác, khô miệng, táo bón, mắt mờ, mặt đỏ bừng lại là các triệu chứng phụ kèm theo.
- Nhóm thuốc chống trầm cảm mang lại hiệu quả điều trị bệnh đái dầm ở người già nhanh chóng. Nhưng nếu ngưng sử dụng thuốc thì bệnh lại tái phát lại. Tác dụng phụ của thuốc cũng không hẳn là nhẹ: chóng mặt, khô miệng, bí tiểu nếu uống lâu dài.
- Thuốc Estrogen, dùng để điều trị nội tiết tố sinh dục nữ. Thuốc có tác dụng hiệu quả trong chữa đái dầm ở những người phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh. Tuy nhiên thuốc lại gây ra biến chứng huyết áp tăng, ung thư vú,….
Mặc dù, sử dụng thuốc trị đái dầm ở người lớn tuổi theo phương pháp tây y hiệu quả nhanh chóng. Nhưng lại để lại hậu quả nghiêm trọng, do tác dụng phụ của thuốc gây nên. Chúng làm giảm khả năng miễn dịch khiến người già dễ mắc các bệnh về đường hô hấp.
4.2. Phẫu thuật tạo hình bàng quang
Người ta thường dùng đến phẫu thuật để điều trị đái dầm ở người lớn tuổi qua một số phương pháp sau:
- Phẫu thuật cắt bỏ bàng quang giúp hạn chế sản xuất nước tiểu. Từ đó, cải thiện chứng đái dầm, không còn tình trạng ướt quần hay ga giường.
- Phẫu thuật tái tạo bàng quang làm giảm sự bất ổn của bàng quang. Các bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật bằng cách chèn một miếng dán cơ ruột vào bàng quang. Giúp cải thiện khả năng kiểm soát bàng quang ở những người mắc chứng đái dầm.
- Phẫu thuật sửa chữa cơ quan vùng chậu ở phụ nữ. Bác sĩ sẽ phẫu thuật để sắp xếp chỉnh sửa lại các cơ quan. Giúp bàng quang không bị kích thích, làm giảm chứng đái dầm ở phụ nữ lớn tuổi.

Phẫu thuật tạo hình bàng quang làm giảm đái dầm ở người già
Tuy nhiên, ở những người già, việc phẫu thuật thường là biện pháp cuối cùng. Vì tuổi lớn, sức yếu dần, nên phẫu thuật thường hay xảy ra nhiều nguy cơ khác.
Do đó, cách chữa đái dầm ở người già an toàn và hiệu quả nhất chính là lựa chọn sản phẩm được điều chế từ thiên nhiên. Có thể giúp điều trị tận gốc các triệu chứng của đái dầm này dựa trên y học phương Đông.
>>> Xem thêm:
Ăn gì trị đái dầm? Những món ăn cho người bị đái dầm
Xem Ngay: Các mẹo chữa bệnh đái dầm ở người lớn
Bệnh đái dầm ở nữ giới: Nguyên nhân là gì?
4.3. Thuốc trị đái dầm ở người lớn tuổi chiết xuất tự nhiên an toàn
Một trong những loại thuốc từ thiên nhiên an toàn, bạn có thể tham khảo là Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh.
Thuốc còn có thể sử dụng an toàn cho cả trẻ em 1 tuổi trở lên và cả người lớn. Sản phẩm được chiết xuất 100% từ thiên nhiên, bao gồm các thảo dược quý có tác dụng bổ khí, khôi phục khả năng chế ước cho bàng quang, điều hòa hoạt động của hệ thần kinh. Từ đó giúp trị đái dầm ở người già hiệu quả.
Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh được bào chế dưới dạng siro rất dễ uống.. Ngoài ra, chúng tôi còn loại sản phẩm viên nén bao phim TPBVSK Bảo niệu Đức Thịnh giúp hỗ trợ giảm chứng đái dầm, đái không kiểm soát ở người già.
Bài viết trên cung cấp cho bạn toàn bộ thông tin về chứng đái dầm ở người già. Hy vọng bạn có thể tìm ra phương pháp thích hợp cho người thân mắc phải chứng bệnh này. Nếu còn gì thắc mắc hoặc cần tư vấn về sản phẩm, hãy liên hệ Hotline 087.658.8866 để được các chuyên gia gọi lại tư vấn miễn phí!
Bài viết này có hữu ích không?
Trả lời