Bàng quang chứa được bao nhiêu nước tiểu? Dung tích bàng quang

Ngày viết: 16/08/2024 - Cập nhật ngày 20/08/2024.

Bạn có bao giờ thắc mắc bàng quang của mình có thể chứa được bao nhiêu nước tiểu? Dung tích bàng quang là bao nhiêu? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết về dung tích bình thường của bàng quang và các yếu tố ảnh hưởng cũng như dấu hiệu bất thường của bàng quang.

bang quang chua duoc bao nhieu lit nuoc tieu

Bàng quang chứa được bao nhiêu lít nước tiểu

1. Bàng quang là gì?

Bàng quang là một cơ quan trong hệ tiết niệu của con người giữ vai trò quan trọng trong việc lưu trữ và đào thải nước tiểu ra ngoài. 

Ở trẻ nhỏ, bàng quang có hình dạng tương tự trái lê và phần lớn nằm bên trong ổ bụng. Khi trẻ lớn, bàng quang dần tụt xuống vùng chậu. Ở người lớn tuổi, trương lực của các cơ ở thành bụng yếu, bàng quang có phần nhô lên trên và hướng về phía ổ bụng.

=> Xem thêm: Thể tích nước tiểu bình thường trong một ngày

2. Bàng quang chứa được bao nhiêu nước tiểu

Kích thước bàng quang được tăng dần theo độ tuổi. Chính vì thế, khi càng lớn, dung bàng quang sẽ càng lớn. Theo thống kê, dung tích bàng quang của trẻ sơ sinh là từ 30 – 60 ml, trẻ bú mẹ: 60 – 100 ml, trẻ 5 tuổi: 100 – 200 ml, trẻ 10 tuổi: 150 – 350 ml, trẻ 15 tuổi: 200 – 400 ml.

luong nuoc tieu bang quang chua duoc

Lượng nước tiểu bàng quang có thể chứa được là bao nhiêu

Bàng quang chứa được bao nhiêu lít nước tiểu? Bàng quang bình thường ở người lớn khỏe mạnh có thể thoải mái chứa đựng đến 500ml nước tiểu. Tuy vậy, ở nam giới, dung tích bàng quang vào khoảng 200 – 300 ml sẽ tạo cảm giác mắc tiểu trong khi ở nữ giới từ 250 – 350 sẽ tạo nên cảm giác này. Dung tích tối đa mà bàng quang có thể chứa dao động từ 900 – 1500 ml.

Tương ứng với điều này, thời gian làm đầy bàng quang là từ 3h-4h. Tuy nhiên, nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như lượng nước nạp vào cơ thể, dung tích bàng quang của từng người hay các bệnh lý làm ảnh hưởng đến bàng quang.

3. Các yếu tố làm ảnh hưởng đến dung tích bàng quang

Có rất nhiều yếu tố làm ảnh hưởng đến thể tích của bàng quang trong đó phải kể đến:

    + Yếu tố sinh lý: Đây là yếu tố liên quan đến cấu tạo và cơ chế hoạt động của bàng quang. Trong đó, bàng quang bị dị tật ảnh hưởng rất lớn đến dung tích chứa nước tiểu.

    + Yếu tố bệnh lý: Các bệnh như viêm bàng quang, viêm đường tiết niệu, bàng quang tăng hoạt, các bệnh về thần kinh và các bệnh mãn tính khác.

    + Yếu tố lối sống: Do thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống không lành mạnh, hay sử dụng thuốc lá và các chất kích thích làm ảnh hưởng đến thần kinh và hệ tiết niệu.

bang quang chua duoc bao nhieu nuoc tieu

Dung tích bàng quang là bao nhiêu

4. Cách cải thiện thể tích bàng quang

Tập luyện bàng quang là phương pháp không chỉ hỗ trợ cải thiện bàng quang mà còn là phương pháp giúp kiểm soát bàng quang tốt nhất. Chế độ tập luyện bàng quang không chỉ giúp tăng thời gian giữa các lần đi tiểu mà còn tăng thể tích bàng quang và giúp kiểm soát cảm giác giác mắc đi tiểu khi bàng quang co thắt không cần thiết.

=> Xem thêm: Đi tiểu bao nhiêu lần một ngày là bình thường?

Với bài tập luyện này cần phải: Nhịn đi tiểu từ từ. Nếu cơ thể cần phải đi vệ sinh sau mỗi nửa giờ, người bệnh nên tập giữ thêm 10 phút trong một tuần, sau đó 15 phút trong một tuần và sau đó là 30 phút. Cuối cùng sức chứa của bàng quang sẽ được tăng lên và có thể giữ được lượng nước tiểu cần thải ra trong 3-4h giữa mỗi lần đi tiểu. Bạn cũng có thể sử dụng các kỹ năng để kìm hãm nhu cầu đi tiểu như:

  • Ngồi thẳng lưng trên ghế cứng
  • Đánh lạc hướng bản thân bằng cách đếm ngược từ 100, chơi ô chữ hoặc đọc sách, xem truyền hình
  • Đứng bắt chéo chân hoặc kiễng chân
  • Tập co thắt cơ sàn chậu, giúp ngăn chặn tình trạng khẩn cấp và tiểu không tự chủ

Trên đây là bài viết trả lời cho câu hỏi bàng quang chứa được bao nhiêu nước tiểu. Tóm lại, thể tích bàng quang của người bình thường có thể chứa được khoảng 400ml – 500ml nước tiểu cho mỗi lần đi tiểu. Với những người có sức chịu đựng thì bàng quang có thể chứa lên tới 1000ml. Tuy nhiên, bạn không nên nhịn tiểu quá lâu và liên tục vì nó sẽ làm ảnh hưởng đến đường tiết niệu và gây các bệnh về đường tiết niệu và bị sỏi thận,…

Bài viết này có hữu ích không?

    ĐĂNG KÝ THÔNG TIN TƯ VẤN

    Khách hàng đăng ký vui lòng gửi chính xác thông tin để nhà thuốc liên hệ tư vấn trực tiếp!

    Các bài viết khác

    Chưa có bình luận nào.

    Gửi ý kiến của bạn