Từ xưa đến nay, Đẳng sâm là một cây thuốc quý được ví như nhân sâm của người nghèo, bởi những thành phần trong Đẳng sâm có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ con người. Đặc biệt, Đẳng sâm có thể được sử dụng để làm thành những bài thuốc hỗ trợ điều trị các chứng bệnh như đại tiện lỏng, huyết áp thấp, huyết áp cao, miệng lở loét, các bệnh lý về đường tiểu,…Vậy cây thuốc Đẳng sâm là gì? Tác dụng của Đẳng sâm trong việc hỗ trợ điều trị bệnh như thế nào? Tại bài viết dưới đây, hãy cùng với Thuốc Trị Đái Dầm Đức Thịnh tìm hiểu về cây thuốc quý một cách chi tiết và kỹ lưỡng nhất!
1. Giới thiệu về cây thuốc Đẳng sâm
Đẳng sâm với tên gọi khoa học là Codonopsis sp., cây thuốc là một loại dược liệu quý được sử dụng rộng rãi trên toàn cầu. Ở mỗi quốc gia, đẳng sâm còn được gọi bằng các tên khác nhau như Dang Shen Giseng ở Trung Quốc, Cordonkilikke ở Na Uy, và Fatigmans ở Thuỵ Điển,…
Tại Việt Nam, cây đẳng sâm còn được gọi bằng nhiều tên khác nhau như đảng sâm, sâm ngọc linh, hồng đẳng sâm và sâm rừng,…
Đẳng sâm thuộc loại cây thân cỏ, dây leo, có tuổi thọ khá lâu. Thân cây có thể phát triển dưới đất hoặc leo lên các vật thể khác tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý.
Quá trình thu hoạch Đẳng sâm thường diễn ra vào mùa đông, khi lá cây đã úa vàng và rụng nhiều. Hoặc có thể thu hoạch Đẳng sâm vào đầu xuân, trước khi cây đẳng sâm đâm chồi nảy lộc.
Khi thu hoạch, rễ cây cần được đào sâu ít nhất 0.7 mét và tránh làm trầy xước chúng. Rễ cây sau khi thu hoạch cần được rửa sạch cát bụi và ủ một đêm hoặc có thể đồ đẳng sâm để giúp bốc hơi. Rễ đẳng sâm mềm sau đó có thể được bào mỏng từ 1 đến 2 ly và tẩm nước gừng để giảm tính hàn trước khi sử dụng.
Cách bảo quản: Cần đậy kín đẳng sâm để tránh ẩm, đảm bảo thoáng gió, và giữ cho nơi lưu trữ khô ráo để tránh mốc.
2. Các tác dụng của Đẳng sâm trong việc điều trị bệnh
Tác dụng của đẳng sâm trong dược lý hiện đại và Đông y rất đa dạng. Với tính bình và vị ngọt, đẳng sâm có thể tác động trực tiếp vào hệ phế và tỳ, giúp ích khí, bổ trung, sinh tân và tiện tỳ. Đẳng sâm thích hợp cho những trường hợp người bệnh bị tỳ vị hư nhược, khí hư huyết hư, thể trạng mệt mỏi, ăn kém và đại tiện lỏng, các bệnh lý về đường tiểu như đái dầm, tiểu buốt, tiểu rắt,…bao gồm:
2.1. Tác dụng của Đẳng sâm trong nghiên cứu dược lý hiện đại
- Có tác dụng chống mệt mỏi và tăng khả năng thích nghi của cơ thể đối với môi trường;
- Dịch của dược liệu có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày, tăng độ co bóp và trương lực;
- Tăng cường sự co bóp của tim, đảm bảo lưu lượng máu đến nội tạng, não, và các chi,…;
- Giảm số lượng bạch cầu, tăng hồng cầu và kiểm soát đường huyết;
- Tăng cường hệ miễn dịch, giảm triệu chứng ho, kháng vi khuẩn và giúp tiêu đờm.
2.2. Tác dụng của Đẳng sâm trong Đông y
- Có tác dụng thanh phế, ích khí, trừ phiền khát, bổ trung, sinh tân chỉ khát và hòa Tỳ Vị;
- Chữa trị phế hư, mệt mỏi, khát, thoát giang, tỳ vị yếu, ăn kém, khí huyết yếu, và các bệnh lý khác như bạch huyết, tụy tạng suy yếu, thiếu máu mãn tính, lỵ mạn tính, suyễn, bệnh nội thương, lao, băng huyết, sốt,…;
- Chữa trị hiệu quả các bệnh lý về đường tiểu như đái dầm, tiểu nhiều, tiểu không tự chủ, tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu đêm,…
3. Tổng hợp 16 bài thuốc điều trị từ Đẳng sâm hữu ích cho người bệnh
3.1. Áp dụng tác dụng của Đẳng sâm qua bài thuốc Khai Thanh Tâm, Bổ Nguyên Khí
Nguyên liệu:
- Sa sâm 320g;
- Đẳng sâm 640g;
- Quế viên nhục 160g;
Cách làm:
- Đem các dược liệu nấu thành cao;
- Sử dụng bằng đường uống mỗi ngày.
3.2. Bài thuốc trị Thoát Giang, Lỵ, Tiêu Chảy và Khí Bị Hư
Nguyên liệu:
- Chích kỳ 6g;
- Nhục khấu tương 6g;
- Bạch truật 6g;
- Phục linh 6g;
- Thăng ma nướng mật 2.4g;
- Gừng 3 lát;
- Đẳng sâm sao với gạo 8g;
- Sơn dược sao 8g;
- Chích thảo 2.8g.
Cách làm:
- Đem các vị sắc để uống;
- Sử dụng bằng đường uống mỗi ngày.
3.3. Bài thuốc trị Khí Huyết Đều Suy
Nguyên liệu:
- Chích hoàng kỳ;
- Long nhãn;
- Đẳng sâm;
- Bạch truật;
- Đường cát.
Cách làm:
- Đem nấu thành cao;
- Sử dụng bằng đường uống mỗi ngày.
3.4. Áp dụng tác dụng của Đẳng sâm qua bài thuốc trị Tỳ Vị Bất Hoà, Trung Khí Suy Nhược
Nguyên liệu:
- Đường;
- Đẳng sâm.
Cách làm:
- Nấu thành cao lỏng;
- Sử dụng mỗi ngày.
3.5. Bài thuốc trị Mệt Tim, Ê Ẩm, Người già suy yếu lâu ngày
Nguyên liệu:
- Ngưu tất 12g;
- Đương quy 12g;
- Mạch môn 12g;
- Long nhãn 12g;
- Đẳng sâm 40g.
Cách làm:
- Sắc mỗi ngày 1 thang;
- Sử dụng bằng đường uống mỗi ngày;
- Lưu ý: Có thể gia thêm nhân sâm từ 4 – 8g nếu bệnh tình nghiêm trọng.
3.6. Bài thuốc trị Đại Tiện Lỏng, Mệt Mỏi, Ăn uống không ngon
Nguyên liệu:
- Bạch truật sao 12g;
- Đẳng sâm 20 – 40g;
- Ba kích 12g;
- Đương quy 12g.
Cách làm:
- Sắc uống hoặc tán thành bột mịn, trộn mật là thành viên;
- Ngày dùng từ 12 – 20g.
3.7. Bài thuốc trị Đau Lưng, Tiểu Nhắt, Mệt mỏi và đau gối do thận hư suy
Nguyên liệu:
- Cáp giới 6g;
- Trần bì 0.8g;
- Đẳng sâm 16g;
- Huyết giác 1.2g;
- Tiểu hồi 6g và rượu 250ml.
Cách làm:
- Ngâm các dược liệu với rượu;
- Uống trước khi đi ngủ cho đến khi khỏi bệnh.
3.8. Áp dụng tác dụng của Đẳng sâm qua bài thuốc trị Tử Cung Xuất Huyết
Nguyên liệu: Đẳng sâm 30 – 60g.
Cách làm:
- Đem sắc, sử dụng bằng đường uống 2 lần/ngày;
- Uống trong 5 ngày liên tục trong thời gian hành kinh.
3.9. Bài thuốc trị Cơ thể suy nhược, Ho và hư lao
Nguyên liệu:
- Hoài sơn 12g;
- Cam thảo 2g;
- Khoản đông hoa 6g;
- Đẳng sâm 16g;
- Ý dĩ nhân 6g;
- Xa tiền tử 6g.
Cách làm:
- Sắc lấy nước uống;
- Chia thành 3 lần uống và dùng hết trong ngày.
3.10. Bài thuốc trị Huyết áp cao ở bệnh nhân cơ tim
Nguyên liệu:
- Vỏ con trai (loại trai cho ngọc) 16g;
- Đương quy 10g;
- Táo 16g;
- Phục linh 16g;
- Hoàng liên 6g;
- Đẳng sâm 10g;
- Sinh địa 10g;
- Trắc bá tử 16g;
- Mộc hương 6g.
Cách làm:
- Đem các vị sắc với 800ml nước;
- Sau đó chia thành 3 lần uống và dùng liên tục trong 2 – 2.5 tháng.
3.11. Bài thuốc trị Huyết áp thấp:
Nguyên liệu:
- Hoàng tinh 12g;
- Cam thảo 6g;
- Đẳng sâm 16g;
- Nhục quế 10g;
- Đại táo 10 quả.
Cách làm:
- Đem tất cả sắc, sử dụng bằng đường uống;
- Ngày uống 1 thang.
3.12. Áp dụng tác dụng của Đẳng sâm qua bài thuốc trị Miệng lở loét ở trẻ nhỏ
Nguyên liệu:
- Hoàng bá 20g;
- Đẳng sâm 40g.
Cách làm:
- Đem các vị tán bột;
- Thoa trực tiếp lên vùng lở loét.
3.13. Bài thuốc trị suy nhược thần kinh
Nguyên liệu:
- Mạch môn 12g;
- Đẳng sâm 12g;
- Ngũ vị tử 8g.
Cách làm:
- Đem sắc nước, sử dụng bằng đường uống;
- Uống mỗi ngày.
3.14. Bài thuốc trị Lao phổi và viêm phế quản mãn tính
Nguyên liệu:
- Tang diệp 12g;
- Mạch môn 12g;
- Hồ ma nhân 6g;
- Tỳ bà diệp nướng mật 6g;
- Đẳng sâm 12g;
- Thạch cao 12g;
- A giao 8g;
- Hạnh nhân 6g.
Cách làm:
- Đem sắc uống, tuy nhiên cần sắc thạch cao trước khi cho các dược liệu còn lại vào.
- Sử dụng bằng đường uống mỗi ngày.
3.15. Bài thuốc trị Miệng sinh nhọt và tỳ vị hư yếu
Nguyên liệu:
- Chích kỳ 8g;
- Cam thảo 2g;
- Đẳng sâm 8g;
- Phục linh 4g;
- Bạch thược 2.8g.
Cách làm:
- Đem các vị sắc nước, sử dụng bằng đường uống.
- Uống mỗi ngày.
3.16. Áp dụng tác dụng của Đẳng sâm qua bài thuốc trị Đái dầm, tiểu nhiều, tiểu không tự chủ,…
Nguyên liệu:
- Hoài sơn 12g;
- Đẳng sâm 12g;
- Khiếm thực 12g;
- Mạch môn 8g;
- Sa sâm 8g;
- Kỷ tử 8g;
- Thỏ ty tử 8g;
- Tang phiêu tiêu 8g.
Cách làm:
- Sắc thành nước uống.
- Sử dụng bằng đường uống, 1 thang/ngày.
4. Các lưu ý khi sử dụng Đẳng sâm điều trị bệnh
Mặc dù tác dụng của đẳng sâm mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên việc sử dụng không đúng cách có thể gây ra phản tác dụng và thậm chí làm tình trạng bệnh tiến triển nặng hơn. Do đó, trước khi muốn sử dụng đẳng sâm, có một số lưu ý mà người bệnh cần lưu tâm:
- Tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo rằng việc sử dụng này thực sự mang lại hiệu quả điều trị cho tình trạng sức khỏe hiện tại. Người bệnh sẽ được bác sĩ sẽ hướng dẫn về cách sử dụng đúng cách, đúng liều lượng phù hợp với tình trạng bệnh và mang lại kết quả điều trị tốt nhất;
- Người bệnh không nên tự ý kết hợp đẳng sâm với các dược liệu thuộc họ Hắc;
- Cần tuân thủ đúng liều lượng đã được chỉ định, tránh việc sử dụng quá liều để tránh các tác dụng phụ không mong muốn và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ;
- Ngoài việc sử dụng thuốc, người bệnh cũng cần kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh, luyện tập thể dục đều đặn và nghỉ ngơi đúng cách. Hiệu quả của việc sử dụng thuốc sẽ không nhìn rõ ngay mà sẽ từ từ thấy được, nên quý vị cần kiên nhẫn và kiên trì trong quá trình điều trị;
- Đối với phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, quý vị không nên tự ý sử dụng Đẳng sâm mà cần được sự cho phép của bác sĩ điều trị. Điều này đảm bảo an toàn cho cả mẹ và em bé.
5. Thuốc Trị Đái Dầm Đức Thịnh – Giải pháp điều trị bệnh lý đường tiểu từ Đẳng sâm
Ngoài tác dụng điều trị hiệu quả các bệnh lý ở trên, Đẳng sâm còn rất hữu ích trong việc chữa trị các bệnh lý về đường tiểu khi kết hợp cùng các vị thuốc quý khác. Bạn đọc có thể tham khảo Thuốc Trị Đái Dầm Đức Thịnh – Sản phẩm là sự kết hợp hài hoà giữa các vị thuốc quý có nguồn gốc từ thiên nhiên, trong đó có Đẳng Sâm.
Thuốc được điều chế hoàn toàn từ các loại thảo dược thiên nhiên quý hiếm như: Đẳng sâm, đương quy, tang phiêu tiêu, quy bản, phục linh,…có tác dụng hồi phục chức năng chế ước của bàng quang, ổn định hệ thần kinh thực vật, làm ấm thận, bổ tỳ, vị, cân bằng âm dương trong cơ thể,…Từ đó, sản phẩm giúp điều trị các bệnh lý về đường tiểu ở trẻ em và người lớn như đái dầm, tiểu nhiều, tiểu không tự chủ, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu đêm,…
Nhờ có thành phần 100% từ thiên nhiên nên Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh không có bất kỳ tác dụng phụ nào. Bên cạnh đó, thuốc được điều chế dưới dạng thuốc nước siro, có độ ngọt vừa phải, mùi thơm dễ chịu nên rất phù hợp với đối tượng trẻ em từ 1 tuổi trở lên.
Hơn 10 năm có mặt trên thị trường, Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh đã nhận được nhiều đánh giá tích cực của các chuyên gia và người dùng, vinh dự đạt giải thưởng “SẢN PHẨM HÀNG HÓA, DỊCH VỤ TIN DÙNG NĂM 2011”, “TOP 10 THƯƠNG HIỆU HÀNG ĐẦU VIỆT NAM NĂM 2022”.
Bạn có thể tham khảo thêm các bài viết về bệnh đái dầm ở trẻ em tại đây:
Ăn gì trị đái dầm? 7 món ăn siêu tốt hỗ trợ điều trị bệnh tiểu dầm
Nguyên nhân đái dầm ở trẻ em là gì?
7 Mẹo trị đái dầm ở trẻ em an toàn và hiệu quả nhất
Thuốc trị đái dầm cho trẻ em hiệu quả tốt nhất hiện nay
Như vậy, bài viết trên đã giải đáp một cách chi tiết và kỹ lưỡng nhất về các tác dụng của Đẳng sâm đối với sức khoẻ con người. Hy vọng với những thông tin hữu ích có trong bài viết thì người bệnh sẽ có được những bài thuốc điều trị bệnh hiệu quả và an toàn. Nếu như còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến tác dụng của Đẳng Sâm, bệnh lý về đường tiểu như đái dầm, tiểu nhiều, tiểu rắt, tiểu không tự chủ,…bạn hãy gửi ngay thông tin tại Form đăng ký tư vấn bên dưới hoặc liên hệ ngay tới Hotline 087.658.8866 để các chuyên gia đến từ Thuốc Trị Đái Đầm Đức Thịnh tư vấn cho bạn trong thời gian sớm nhất!
Bài viết này có hữu ích không?
Trả lời