Tham vấn y khoa: Lương y Ngô Trí Tuệ
Biên tập: Hà Huyền
Bí tiểu là rối loạn tiểu tiện khiến cho người bệnh rất khổ sở, gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống cũng như tinh thần. Hiện nay có rất nhiều phương pháp để chữa bệnh bí tiểu, trong đó bấm huyệt được nhiều người quan tâm. Vậy công thức bấm huyệt chữa bí tiểu như thế nào? Hiệu quả ra sao? Tại bài viết dưới đây, hãy cùng Lương y Ngô Trí Tuệ – Giám đốc Nhà Thuốc Đông Y Gia Truyền Đức Thịnh Đường đi tìm hiểu về vấn đề này một cách chi tiết và kỹ lưỡng nhất!
1. Triệu chứng của bí tiểu là gì?
Bí tiểu là tình trạng không thể đi tiểu được dù bàng quang đã chứa đầy nước tiểu hoặc đi tiểu nhưng không làm rỗng được bàng quang. Tình trạng này khiến người bệnh rất muốn đi tiểu, bứt rứt khó chịu, bụng dưới lúc nào cũng căng tức đầy bụng. Bí tiểu được chia thành 2 dạng là bí tiểu cấp tính và bí tiểu mạn tính:
- Bí tiểu cấp tính: Là tình trạng đột ngột bí tiểu, người bệnh muốn đi tiểu nhưng không đi được. Bí tiểu cấp tính khiến người bệnh đau tức vùng bụng dưới. Bí tiểu cấp tính thường biến chứng nhanh, nước tiểu không thoát được ra ngoài có thể ảnh hưởng tới tính mạng;
- Bí tiểu mạn tính: là bí tiểu trong thời gian dài. Người bệnh có đi tiểu được nhưng không hết sạch nước tiểu trong bàng quang. Bàng quang không được làm rỗng sẽ nhanh đầy nước tiểu, tức bàng quang, nước tiểu còn sót lại có thể gây viêm nhiễm bàng quang.
2. Nguyên nhân dẫn đến bí tiểu là gì?
Bí tiểu do rất nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó cơ thể mất cân bằng âm dương là nguyên nhân chính (chiếm đến 80%) số ca bị bí tiểu. Theo Y học cổ truyền, cơ thể có phần âm và dương. Bình thường âm dương sẽ cân bằng. Nhưng khi cơ thể mất cân bằng âm dương, dương khí hạ hãm sẽ ép vào thành bàng quang, làm cho ống dẫn tiểu nhỏ lại, khiến việc đi tiểu trở nên khó khăn, gây hiện tượng tiểu buốt, tiểu rắt, bí tiểu,…
Ngoài nguyên nhân trên, bí tiểu có thể do các nguyên nhân khác bao gồm:
- Các bệnh lý tại niệu đạo như: Viêm niệu đạo cấp hay mạn, u ngoài chèn vào, chấn thương vỡ niệu đạo sẽ làm hẹp đường ra của nước tiểu, gây bí tiểu;
- Các bệnh lý như u xơ hay ung thư tuyến tiền liệt, viêm hoặc áp xe tiền liệt tuyến, nhồi máu tiền liệt tuyến sẽ gây sự tắc nghẽn, khiến việc tiểu tiện trở nên khó khăn;
- Người bệnh bị sỏi niệu đạo gây bí tiểu, khó đi tiểu.
Bạn đang gặp phải vấn đề như thế nào? Liên hệ ngay với nhà thuốc và chuyên gia để nhận được tư vấn chính xác nhất.
3. Công thức bấm huyệt chữa bí tiểu siêu dễ
Thế nào là bấm huyệt chữa bí tiểu? Hãy theo dõi tiếp để biết câu trả lời:
3.1. Bấm huyệt là gì?
Bấm huyệt là phương pháp trong Y học cổ truyền, chỉ hoạt động sử dụng tay tác động lên các vị trí huyệt đạo trên cơ thể để trị bệnh. Theo Y học cổ truyền, trên cơ thể người có 108 huyệt đạo, mỗi huyệt đạo có công dụng khác nhau. Trong đó có 72 huyệt cơ bản và 36 huyệt còn lại là tử huyệt (nếu không bấm đúng cách sẽ gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người).
3.2. Công thức bấm huyệt chữa bí tiểu như thế nào?
Bấm huyệt chữa viêm đường tiết niệu: Bí tiểu, tiểu buốt, tiểu rắt, đi tiểu nhiều lần,…là phương pháp không sử dụng thuốc. Các huyệt đạo có mối liên hệ mật thiết tới tạng phủ, kinh mạch trong cơ thể. Vì thế, bấm huyệt được xem là phương pháp giúp lưu thông khí huyết, cân bằng khí trong và ngoài cơ thể. Bấm huyệt cũng giúp người bệnh dễ chịu hơn, thư giãn, giảm căng thẳng, cải thiện sức khỏe tổng quát, chữa lành các vùng tương ứng trên cơ thể.
Không chỉ chữa bí tiểu, bấm huyệt còn có khả năng hỗ trợ giảm các triệu chứng của bệnh rối loạn tiểu tiện như tiểu rắt, tiểu nhiều lần, tiểu đêm,…Tuy nhiên, bấm huyệt không đúng cách hoặc bấm sai huyệt có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Do đó người bệnh không được tự ý bấm huyệt tại nhà, cần đến phòng khám Y học cổ truyền có uy tín, bác sĩ có chuyên môn và trình độ cao.
3.3. Các huyệt chữa bí tiểu
Trên cơ thể người có tổng cộng 108 huyệt vị với công dụng khác nhau. Bấm huyệt chữa bí tiểu được dùng ở mọi trường hợp bí tiểu và cho nhiều lứa tuổi. Để chữa bí tiểu bấm huyệt nào? Công thức huyệt để điều trị bí tiểu gồm các huyệt lợi tiểu:
- Huyệt Trung quản: Vị trí huyệt trung quản ở thẳng trên lỗ rốn 4 thốn hoặc lấy điểm giữa của đoạn thẳng nối rốn và đường gặp nhau của 2 bờ sườn;
- Huyệt Hạ quản: Nằm thẳng trên rốn 2 thốn, ở mức biên giới dưới của dạ dày so với mức biên dưới trên;
- Huyệt Đại hoành: Vị trí của huyệt đại hoành nằm ngang với rốn, giữa rốn sang ngang 4 thốn;
- Huyệt Thiên khu: Nằm ngang với rốn, giữa rốn sang ngang 2 thốn;
- Huyệt Quan nguyên: nằm thẳng dưới rốn 3 thốn, nằm trên bờ xương mu cách 2 thốn;
- Huyệt Khí hải: nằm thẳng dưới rốn 2,5 thốn;
- Huyệt Quy lai: nằm dưới rốn 4 thốn, cách đường giữa bụng 2 thốn;
- Huyệt Đản trung: vị trí của huyệt đạo này là điểm giao nhau của đường dọc giữa xương ức với đường ngang qua 2 đầu núm vú;
- Huyệt Túc tam lý: đây là huyệt trường sinh theo quan điểm của Đông y, nằm ở dưới mắt đầu gối 3 thốn và cách bờ xương ống chân 1 thốn;
- Huyệt Tam âm giao: nằm ở chỗ lõm sau bờ xương chày trên mắt cá chân khoảng 3 thốn;
- Huyệt Thái khê: nằm ngay sau mắt cá chân trong, tại vùng lõm gần với gót chân;
- Huyệt Dương lăng tuyền: nằm ở đầu trên của xương mác, chỗ lõm phía trước thân nối với đầu trên của xương mác.
3.4. Cách bấm huyệt chữa bí tiểu
Bấm huyệt chữa bí tiểu đúng cách như sau:
- Người bệnh nằm ngửa trên bề mặt phẳng (giường hoặc thảm), hai chân hơi co lên;
- Để chữa bí tiểu, người thực hiện bấm huyệt sẽ xoa, massage, bóp, miết vùng bụng của người bệnh;
- Bấm các huyệt Trung quản, Hạ quản, Đại hoành, Thiên khu, Quan nguyên, Khí hải, Quy lai;
- Day các huyệt: Đản trung, Túc tam lý, Tam âm giao, Thái khê, Dương lăng tuyền.
Mỗi lần xoa bóp, bấm huyệt thông tiểu từ 30 phút/lần/ngày. Kiên trì bấm huyệt từ 5 – 10 lần để thấy cải thiện bí tiểu. Bấm huyệt trị bệnh bí tiểu có thể gây ra tác dụng phụ là hoa mắt, chóng mặt, vã mồ hôi, mạch đập nhanh, sắc mặt nhợt nhạt. Trường hợp gặp phải tình trạng này thì dừng xoa bóp bấm huyệt, lau mồ hôi, ủ ấm, uống nước chè đường nóng và nằm nghỉ.
4. Kết hợp bấm huyệt với Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh điều trị bí tiểu
Ngoài bấm huyệt chữa bí tiểu người bệnh có thể tham khảo sử dụng Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh để điều trị tận gốc các chứng rối loạn tiểu tiện gồm bí tiểu, tiểu buốt, đái dầm, tiểu không tự chủ, tiểu nhiều lần,…
Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh là THUỐC với 100% thành phần tự nhiên từ các vị thuốc Đông y như: Đương quy, Đẳng sâm, Quy bản, Tang phiêu tiêu, Phục linh, Cam thảo,…Thuốc đã có mặt trên thị trường hơn 10 năm, được Bộ Y Tế cấp phép và chứng nhận với công dụng chính là:
- Bổ khí, tăng cường chức năng chế ước bàng quang;
- Định tâm, điều hòa ổn định hệ thần kinh thực vật;
- Điều trị đái dầm, tiểu không tự chủ, tiểu buốt, tiểu rắt, bí tiểu,…
Các thành phần từ thảo dược lành tính kết hợp với dây chuyền sản xuất hiện đại đạt chuẩn GMP – Đông dược đã tạo nên Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh được nhiều người tiêu dùng tin tưởng bình chọn là “SẢN PHẨM HÀNG HÓA, DỊCH VỤ TIN DÙNG NĂM 2011”, “TOP 10 THƯƠNG HIỆU HÀNG ĐẦU VIỆT NAM NĂM 2022”.
Thuốc hoàn toàn an toàn cho nhiều đối tượng, kể cả trẻ em trên 1 tuổi và phụ nữ sau sinh.
Thuốc được điều chế thành dạng thuốc nước thảo dược, mùi thơm, vị ngọt dịu vừa phải, tiện lợi khi sử dụng, tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí cho người sử dụng.
5. Công thức bấm huyệt điều trị các bệnh đường tiểu khác
Ngoài công thức bấm huyệt để điều trị bí tiểu trên đây, người bệnh có các rối loạn đường tiểu khác như: Viêm đường tiết niệu, tiểu nhiều lần, bàng quang tăng hoạt,…có thể tham khảo các công thức bấm huyệt dưới đây:
5.1. Bấm huyệt chữa viêm đường tiết niệu
Từ huyệt Quan nguyên đo ngang sang hai bên 2 thốn là huyệt Thủy đạo. Hãy day ấn huyệt theo chiều kim đồng hồ với lực vừa phải sẽ giúp cải thiện tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt do viêm đường tiết niệu gây ra.
5.2. Bấm huyệt chữa đi tiểu nhiều lần
Nếu bạn đang bị tiểu nhiều lần thì có thể áp dụng công thức bấm huyệt như sau: Trước tiên, hãy thả lỏng người rồi từ từ đưa hai tay ra sau lưng, tìm đến phần hõm ở dưới xương sườn số 12. Sau đó, nắm tay lại rồi dùng mu bàn tay nhẹ nhàng xoa từ phần hõm ấy tới xương mào chậu khoảng 30 – 50 lần.
Tiếp đến, bạn chuyển sang nằm ngửa, dùng lòng bàn tay xoa nhẹ kết hợp với động tác ấn với lực vừa đủ vào vùng rốn đến bờ trên xương mu theo chiều kim đồng hồ. Sau đó, bạn hãy bấm lần lượt lên các huyệt như Thận du (dưới đốt gai sống thắt lưng đo ngang ra 1,5 thốn), Khí hải (lỗ rốn thẳng xuống 1,5 thốn), Trung cực (trên xương mu 1 thốn và dưới rốn 4 thốn), Thừa tương (ở đáy phần hõm khi nãy bạn đã xoa bóp).
5.3. Bấm huyệt chữa bàng quang tăng hoạt
Xác định huyệt Thủy đạo chỉ cần từ huyệt Quan nguyên đo sang hai đốt ngón tay sẽ là huyệt Thủy đạo. Xoa bóp, bấm huyệt Thủy đạo có tác dụng lợi bàng quang, chủ trị viêm bàng quang, bí tiểu,…Bạn hãy day và ấn huyệt Thủy đạo với lực vừa phải theo kim đồng hồ, có thể tác động huyệt hai bên cùng một lúc sẽ giúp chữa viêm bàng quang, bàng quang tăng hoạt hiệu quả.
Bấm huyệt trị bí tiểu là phương pháp điều trị bổ sung hữu ích, đặc biệt với các trường hợp hay lo âu, căng thẳng, mất cân bằng âm dương trong cơ thể. Bài viết trên đã hướng dẫn cho mọi người Công thức bấm huyệt chữa bí tiểu và những điều cần lưu ý khi áp dụng phương pháp này. Hy vọng với những thông tin hữu ích này sẽ giúp người bệnh có một quá trình điều trị an toàn và đạt hiệu quả tối ưu. Nếu như còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến bệnh lý, sản phẩm điều trị bệnh, cách đặt hàng chính hãng, chương trình khuyến mãi hiện nay,…bạn hãy gửi thông tin tại Form đăng ký tư vấn bên dưới hoặc liên hệ ngay tới Hotline 087.658.8866 để được các chuyên gia đến từ Thuốc Trị Đái Dầm Đức Thịnh tư vấn trong thời gian sớm nhất!
- Cách trị đái dầm ở trẻ 9 tuổi tại nhà - 09/01/2025
- Cách trị đái dầm cho trẻ 14 tuổi hiệu quả nhất - 04/01/2025
- Phương pháp trị đái dầm ban đêm cho trẻ em - 03/01/2025
Bài viết này có hữu ích không?
19/05/2022 at 09:59
Tôi năm nay 55 tuổi, tôi bi đi tiểu khó và buốt rát, nhiều lúc đi tiểu bị ngắt quãng phải 2-3 lần tiểu mới hết. Mặc dù đi khám nhiều lần điều kết luận không sỏi thận, không bị tiền liệt tuyến. Vậy bác sĩ cho biết tôi bị gì?
19/05/2022 at 10:03
Chào anh. Tình trạng tiểu khó, tiểu buốt rát không chỉ do sỏi thận hay tuyến tiền liệt mà còn là các vấn đề khác ở đường tiết niệu: viêm bàng quang, viêm niệu đạo, sỏi niệu đạo, niệu quản,… Vì thế nên anh đi khám tổng thể để xác định chính xác nguyên nhân nhé! Còn gì thắc mắc anh gọi qua hotline để được tư vấn. Chúc anh nhiều sức khoẻ!
26/01/2022 at 14:33
Em bị khó tiểu, chỉ khi nào uống ít nước thì hay kiểu tiểu tí một, bụng duới căng tức khó chịu. Bị bong gân chân có bấm huyệt được ko ạ? Tư vấn thuốc nào an toàn không tái phát bệnh giúp em nhé.
26/01/2022 at 14:34
Dạ chào bạn. Không nên bấm huyệt nơi bong gân bạn nhé vì có thể tăng gây đau đớn hơn ạ. Bạn dùng các mẹo dân gian và kết hợp thêm Thuốc trị Đái dầm Đức Thịnh để điều trị bệnh triệt để ạ.
Bạn có thắc mắc về cách dùng cứ điền thông tin vào form bên trên để các chuyên gia gọi lại tư vấn miễn phí nhé!