Từ xưa đến nay, Quất là một loại cây trồng rất phổ biến ở Việt Nam. Ngoài việc là một cây cảnh đẹp, được ưa chuộng sử dụng trong những ngày Tết cố truyền của dân tộc. Các bộ phận trên cây như quả quất, rễ quất, lá và vỏ cây là những vị thuốc có nhiều công dụng trong việc phòng bệnh và chữa bệnh. Vậy tác dụng phòng chữa bệnh của cây Quất là gì? Tại bài viết dưới đây, Thuốc Trị Đái Dầm Đức Thịnh sẽ giải đáp về vấn đề này một cách chi tiết và kỹ lưỡng nhất!
1. Giới thiệu về cây Quất
1.1. Các loại tên gọi
- Tên gọi tiếng Việt: Cây Quất;
- Tên gọi khác: Tắc, Hạnh, Kim quất;
- Tên gọi khoa học: Fortunella japonica Thunb, họ Cam (Rutaceae).
1.2. Đặc điểm tự nhiên
- Cây có chiều cao khoảng từ 1 – 5m, với nhiều cành lá;
- Lá cây hình xoan, màu xanh, mọc đơn lẻ;
- Hoa hình chùm nở ở kết nách lá hoặc đỉnh cây, mang màu trắng;
- Quả thường xuất hiện từ tháng 12 đến tháng 3 hàng năm, có hình cầu và kích thước khoảng 2 – 3cm, với màu vàng cam, vỏ quả chua và chứa nhiều hạt nhỏ.
1.3. Phân bố, thu hoạch và chế biến
- Cây phân bố rộng rãi trên khắp Việt Nam, thường được trồng làm cây cảnh trong dịp Tết vì sở hữu nhiều cành lá mềm mại và quả màu vàng cam đẹp mắt.
- Quả thường được hái để chế biến thành dược liệu, lá và vỏ cây cũng có thể được sử dụng.
- Ngoài ra, quả Quất còn có thể được chế biến thành mứt Quất, một món ngon thường xuất hiện trong bữa tiệc Tết. Quả Quất mang mùi thơm, vị ngọt, chua và cả hương cay của tinh dầu từ vỏ. Quả có thể được sử dụng khi còn non hoặc đã chín.
1.4. Thành phần hoá học
- Nước ép từ quả Quất chứa pectin 10%, vitamin C 0,13 – 0,24 mg%, Fe 5,1 mg%, Cu 0,8 mg%, đường, acid hữu cơ và chất fortunelin;
- Vỏ quả quất chứa tinh dầu với 25 thành phần, trong đó có a-pinen 0,4%, b-pinene 2,7%, sabinene 2,8%, limonene 8,4%, bocimene 0,3%, linalol 1,55%.
2. Các tác dụng của cây Quất trong Y học
2.1. Tác dụng của cây Quất theo Y học Cổ truyền (Đông Y)
- Quả Quất có vị ngọt chua, tính ấm, quy kinh phế, vị, can. Có các tác dụng như hóa đờm, trị ho, giải uất, tiêu thực và giải rượu;
- Ngoài ra, còn giúp giảm ho, cầm máu và chống nôn, đồng thời giải cảm và trị cảm mạo phong hàn,…
2.2. Tác dụng của cây Quất theo Y học hiện đại
- Cây quất có thể giúp ngăn chặn sự tích tụ cholesterol trong máu, từ đó giúp phòng ngừa tình trạng xơ vữa mạch máu;
- Quả Quất cũng có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn và tăng cường hệ miễn dịch. Ngoài ra, nó có tác dụng chống oxy hóa, làm dịu và hạ huyết áp.
3. 9 bài thuốc dân gian chữa bệnh hiệu quả từ tác dụng trong Y học của cây Quất
3.1. Bài thuốc chữa cảm mạo, ho khan
Nguyên liệu:
- 5 quả Quất;
- 3 lát gừng tươi;
- 15g đường đỏ.
Cách làm:
- Sắc tất cả các nguyên liệu trên lấy nước;
- Sử dụng bằng đường uống hàng ngày.
3.2. Tác dụng của cây Quất trong bài thuốc chữa đầy bụng, khó tiêu
Nguyên liệu:
- 300g Quất;
- 600ml rượu trắng (trên 40 độ).
Cách làm:
- Rửa sạch quất, để khô ráo ngâm với rượu trắng (Lượng quả nhiều hơn thì thêm rượu theo tỉ lệ);
- Ngâm khoảng 2 tuần.
Cách sử dụng:
- Sử dụng bằng đường uống 2 lần/ngày, mỗi lần 15 – 20ml;
- Uống trước bữa ăn.
3.3. Bài thuốc giúp giảm đau dạ dày, ho khan, ngứa cổ
Nguyên liệu:
- 500g Quất;
- 500g đường kính trắng.
Cách làm:
- Thái lát Quất, trộn đều với đường kính trắng;
- Cho vào lọ nắp kín, ngâm khoảng 2 tuần.
Cách sử dụng:
- Lấy 25g nước cốt hoà với nước ấm;
- Sử dụng bằng đường uống, chia nhiều lần uống liên tục trong vài ngày.
3.4. Tác dụng của cây Quất trong bài thuốc giảm đau họng, đau răng, khô miệng, giải rượu
Nguyên liệu:
- 500g Quất;
- 250g chè xanh.
Cách làm:
- Quất thái thành lát, phơi khô cùng với chè xanh;
- Cho vào một lọ nắp kín, để trong 1 tháng.
Cách sử dụng:
- Dùng 50ml nước cốt hoà với nước ấm;
- Sử dụng bằng đường uống hàng ngày, chia 2 lần/ngày.
3.5. Bài thuốc chữa đại tiện khó, ngực bụng đầy trướng
- Nguyên liệu: 100g quả Quất;
- Cách làm: Sắc nguyên liệu trên lấy nước;
- Cách sử dụng: Sử dụng bằng đường uống trong ngày.
3.6. Tác dụng của cây Quất trong bài thuốc hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày, tá tràng
Nguyên liệu:
- 30g rễ cây Quất;
- 150g dạ dày lợn.
Cách làm:
- Rửa sạch rễ cây quất và thái thành từng đoạn ngắn, dạ dày lợn thái miếng;
- Cho vào nồi và thêm nước (hoặc nửa nước và nửa rượu) để hầm chín;
- Thêm gia vị cho hợp với khẩu vị.
Cách sử dụng: Ăn cả cái lẫn nước.
3.7. Bài thuốc chữa tiểu rắt
Nguyên liệu:
- 30g rễ Quất;
- 15g đường phèn.
Cách làm: Sắc các nguyên liệu trên lấy nước.
Cách sử dụng: Sử dụng bằng đường uống trong ngày.
3.8. Tác dụng của cây Quất trong bài thuốc chữa âm nang sưng đau
Nguyên liệu:
- 60g rễ Quất;
- 15g chỉ xác (có thể thay bằng vỏ quả chanh hoặc vỏ quít);
- 30g hạt thìa.
Cách làm:
- Sắc tất cả các nguyên liệu trên lấy nước;
- Thêm chút rượu vừa đủ.
Cách sử dụng:
- Sử dụng bằng đường uống;
- Uống 3 lần/ngày.
3.9. Bài thuốc chữa phụ nữ sa tử cung
Nguyên liệu:
- 90g Rễ Quất;
- 30g Hoàng tinh sống;
- 60g Rễ cây thìa;
- 1 cái Dạ dày lợn.
Cách làm: Hầm tất cả các nguyên liệu trên với nửa nước và nửa rượu.
Cách sử dụng: Chia thành 2 phần ăn/ngày.
Trước khi sử dụng cây Quất làm bài thuốc dân gian chữa bệnh tiểu rắt, người bệnh hãy tham khảo các bài viết dưới đây để có thêm thông tin về bệnh:
Các cách trị tiểu rắt tại nhà an toàn và hiệu quả!
Các loại thuốc trị tiểu rắt tốt nhất hiện nay!
Như vậy, tại bài viết trên đã giải đáp toàn bộ các thắc mắc liên quan đến vấn đề Tác dụng phòng chữa bệnh của cây Quất. Hy vọng với những thông tin hữu ích này sẽ giúp người bệnh có một quá trình điều trị an toàn và đạt hiệu quả tối ưu. Nếu như còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề bệnh lý đường tiểu, sản phẩm điều trị bệnh, cách đặt hàng chính hãng, chương trình khuyến mãi hiện nay,…bạn hãy gửi thông tin tại Form đăng ký tư vấn bên dưới hoặc liên hệ ngay tới Hotline 0839.898.089 để được các chuyên gia đến từ Thuốc Trị Đái Dầm Đức Thịnh tư vấn cho bạn trong thời gian sớm nhất!
Bài viết này có hữu ích không?
Trả lời