Khi thời tiết vào hè, Rau bợ là món ăn thường được dùng để nấu canh, xào hoặc ăn sống do có vị ngọt, đắng và có tính mát. Ngoài ra, loại rau này còn được sử dụng để làm thành các bài thuốc hỗ trợ điều trị các bệnh lý đường tiểu, sỏi thận, nóng gan, mụn nhọt,…Vậy tác dụng điều trị bệnh của cây rau bợ là gì? Tại bài viết dưới đây, hãy cùng với Thuốc Trị Đái Dầm Đức Thịnh đi tìm hiểu về vấn đề này một cách chi tiết và kỹ lưỡng nhất!
1. Tìm hiểu chung về cây Rau bợ
1.1. Các loại tên gọi
- Họ: Tần/Rau bợ nước;
- Tên khoa học: Marsilea Quadrifolia;
- Tên gọi khác: Tứ diệp thảo, Cỏ bợ, Tần thái, Cỏ chữ điền.
1.2. Đặc điểm chung
- Cây rau bợ, một loại cây thân thảo, có chiều cao dao động từ 15 đến 20cm, thân mảnh, mọc bò trên mặt đất;
- Thân cây có nhiều mấu, mỗi mấu bao gồm 2 lá và mang theo rễ con;
- Cuống lá dài khoảng từ 5 đến 15cm, với 4 lá chét tạo thành hình chữ thập;
- Mặt lá nhẵn, mép lá nguyên;
- Bào tử quả nằm ở gốc cuống lá, có kích thước nhỏ;
- Cây ra hoa và quả vào mùa tháng 5 – 6 hàng năm;
- Bộ phận sử dụng của cây rau bợ là toàn bộ cây, được sử dụng để chế biến thành thuốc.
1.3. Phân bố
- Phân bố của cây rau bợ tập trung chủ yếu ở các vùng có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới, như Đông Nam Á và Nam Á;
- Tại Việt Nam, loại cây này phổ biến ở vùng đồng bằng và trung du. Cây thích ánh sáng và phát triển mạnh trong đất mềm với độ ẩm cao.
1.4. Thu hái, sơ chế và bảo quản
- Quá trình thu hái và sơ chế có thể thực hiện quanh năm;
- Sản phẩm thu hoạch có thể được sử dụng tươi hoặc sau khi đã được sấy khô;
- Bảo quản ở nơi khô ráo và thoáng mát để giữ được chất lượng của cây rau bợ.
1.5. Thành phần hoá học
Thành phần hóa học của cây rau bợ bao gồm 0.72mg carotene, vitamin C, glucide, protide, acid nucleic, và nhiều chất khác.
2. Tác dụng của cây Rau bợ đối với Y học
2.1. Tính vị và Quy kinh
- Vị của cây Rau bợ được miêu tả là ngọt, đồng thời mang một chút đắng và có tính mát;
- Loại rau này được liệt kê quy vào hai kinh là Can và Thận theo quan điểm của Đông Y.
2.2. Tác dụng của cây Rau bợ trong Y học hiện đại
Theo nghiên cứu dược lý hiện đại, chiết xuất từ cây cỏ bợ phơi khô có khả năng tăng cường 20% lượng nước tiểu đối với chuột thí nghiệm.
2.3. Tác dụng của cây Rau bợ trong Y học cổ truyền (Đông Y)
- Theo lý thuyết Đông Y, rau bợ được cho là có nhiều tác dụng như tiêu sưng, làm sáng mắt, thanh nhiệt, kích thích quá trình lợi tiểu, giải độc, nhuận gan và trấn tĩnh,…
- Đối với tính mát và khả năng thanh nhiệt, rau bợ thường được sử dụng trong nấu canh, luộc, xào, hoặc ăn sống, đặc biệt là vào những ngày nắng nóng.
3. 6 bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh an toàn và hiệu quả từ tác dụng của cây Rau bợ
3.1. Bài thuốc hỗ trợ điều trị núm vú bị sưng đau ở phụ nữ
Nguyên liệu:
- 1 Nắm rau bợ nước tươi;
- 1 ly nước đun sôi để nguội.
Cách làm:
- Giã nát nắm rau bợ, trộn với 1 ít nước để vắt lấy nước cốt;
- Hoà tan nước cốt với ly nước.
Cách sử dụng:
- Chia ly nước thành 2 lần, uống trong ngày;
- Phần bã rau dùng để đắp lên chỗ bị sưng đau.
3.2. Bài thuốc hỗ trợ điều trị tắc tia sữa ở phụ nữ từ tác dụng của cây Rau bợ
Nguyên liệu:
- 30g Rau bợ nước khô;
- ½ Siêu nước.
Cách làm:
- Sắc Rau bợ với nước;
- Sắc cho đến khi còn 1 bát nước.
Cách sử dụng:
- Chia làm 2 lần uống trong ngày, mỗi lần uống cách nhau 4 giờ;
- Bọc bã rau vào trong vải, vuốt xuôi từ trên vú xuống khi còn đang nóng.
3.3. Bài thuốc hỗ trợ điều trị chứng sỏi đường tiết niệu
Nguyên liệu:
- 10g Lá phèn đen;
- 10g Ngải cứu;
- 20g Búp non của cây dứa dại;
- 30g Cây cỏ bợ.
Cách làm:
- Đem rửa sạch tất cả các nguyên liệu trên;
- Giã và vắt lấy nước uống.
Cách sử dụng:
- Sử dụng bằng đường uống;
- Áp dụng bài thuốc trong 1 thời gian dài để thấy hiệu quả.
3.4. Bài thuốc hỗ trợ điều trị chứng tiểu rắt, bí tiểu từ tác dụng của cây Rau bợ
Nguyên liệu: 10g – 15g Cỏ bợ khô.
Cách làm: Đem sắc lấy nước uống.
Cách sử dụng: Sử dụng bằng đường uống hàng ngày.
Để có thêm thông tin về bệnh tiểu rắt để xác định được phương pháp điều trị phù hợp, bạn hãy tham khảo tại các bài viết dưới đây:
Các cách trị tiểu rắt tại nhà an toàn và hiệu quả!
Bị đi tiểu rắt uống thuốc gì tốt nhất hiện nay?
3.5. Bài thuốc hỗ trợ điều trị sỏi thận, sỏi bàng quang
Nguyên liệu:
- Rau bợ nước tươi vừa đủ;
- 10g Ngải cứu;
- 10g Phèn đen;
- 20g Đọt non dứa dại.
Cách làm:
- Giã nát các nguyên liệu trên;
- Thêm nước vừa đủ, gạn lấy nước uống.
Cách sử dụng:
- Dùng mỗi lần 1 bát vào buổi sáng;
- Sử dụng hàng ngày.
3.6. Bài thuốc hỗ trợ điều trị chứng nóng trong người, sinh mụn nhọt từ tác dụng của cây Rau bợ
Nguyên liệu:
- 18g – 20g Rau bợ tươi;
- 1 Bát nước.
Cách làm:
- Rửa sạch rau bợ, giã lấy nước cốt;
- Hoà nước cốt với 1 bát nước lọc.
Cách sử dụng:
- Chia nước thành 3 lần uống, sử dụng hết trong ngày;
- Dùng bã rau bợ đắp vào mụn nhọt để giúp tiêu sưng, giảm đau.
4. Một số lưu ý khi sử dụng các bài thuốc từ rau bợ nước để điều trị bệnh
- Rau bợ nước và cỏ chua me có hình dạng tương đồng, cần thận trọng khi thu hái và lựa chọn;
- Cây rau bợ nước thường sống ở nơi có nhiều bùn đất, trước khi sử dụng cần rửa thật sạch;
- Khi ăn hoặc sử dụng điều trị bệnh chỉ nên sử dụng phần thân hoặc lá non;
- Để khử mùi tanh của bùn, hãy ngâm rau qua nước muối;
- Nếu có các biểu hiện như lạnh bụng, đi ngoài phân lỏng, khó tiêu,…thì không nên sử dụng vì cây rau bợ có tính hàn.
5. Bảo Niệu Đức Thịnh – Giải pháp hỗ trợ điều trị hiệu quả các bệnh lý đường tiểu
Ở các phần trên, có thể thấy tác dụng của cây Rau bợ đối với sức khoẻ con người với vô vàn bài thuốc điều trị bệnh như tiểu buốt, tiểu rắt, nóng gan, sỏi thận, mụn nhọt,…có thể sử dụng từ loại dược liệu này. Ngoài ra, trên thị trường hiện nay còn có 1 sản phẩm hỗ trợ điều trị tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt và các bệnh lý đường tiểu vô cùng hiệu quả và an toàn đó là Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Bảo Niệu Đức Thịnh.
Bảo Niệu Đức Thịnh là sản phẩm đến từ bài thuốc gia truyền của Nhà Thuốc Đông Y Gia Truyền Đức Thịnh Đường. Bảo Niệu Đức Thịnh được điều chế 100% từ thảo dược thiên nhiên: Ích trí nhân, Đảng sâm, Bạch Linh, Đương quy, Thỏ Ty tử,…có tác dụng bổ thận, tăng cường chức năng thận, ổn định và củng cố chế ước bàng quang, điều hòa âm dương trong cơ thể, từ đó giúp xử lý từ gốc các triệu chứng gây ra bệnh đường tiểu:
- Đương quy: Vị thuốc được ví như “thần dược”. Giúp tăng cường chức năng thận, lợi tiểu. Hỗ trợ điều trị liệt dương, thận hư, đau nhức lưng,…;
- Đảng sâm: Tăng cường sức đề kháng, giảm đau lưng, mỏi gối, điều trị thận suy, giảm tình trạng tiểu lắt nhắt,…;
- Thỏ ty tử: Bổ thận, bổ dương. Rất tốt trong việc điều trị thận hư, thận yếu, người bị đi tiểu nhiều, tiểu rắt,…;
- Ích trí nhân: Bổ thận tỳ, chống viêm, làm giảm co thắt cơ trơn bàng quang và giảm tiểu són. Vị thuốc này giúp khỏe thận, phục hồi cơ bàng quang, hỗ trợ điều trị tiểu đêm, tiểu són, tiểu không kiểm soát,…;
- Bạch linh: Bổ tỳ vị, cải thiện chức năng gan thận, chống suy nhược cơ thể, tăng cường miễn dịch, giảm viêm nhiễm, phù nề,…
Sự kết hợp hoàn hảo giữa các vị thuốc với nhau đã giúp điều khí, bổ khí và tăng cường khả năng chế ước của bàng quang. Từ đó, hỗ trợ cho người bệnh điều trị các bệnh lý về đường tiểu như đái dầm, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu không tự chủ, tiểu nhiều lần, tiểu ra máu,…vô cùng hiệu quả và an toàn, không gây tác dụng phụ. Sản phẩm phù hợp với trẻ từ 6 tuổi trở lên và người lớn.
Bảo Niệu Đức Thịnh được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành toàn quốc, được sản xuất tại nhà máy Đông Dược đạt chuẩn GMP, có vinh dự lọt TOP 100 Thương hiệu nổi tiếng đất Việt năm 2019.
Như vậy, tại bài viết trên đã giải đáp toàn bộ thắc mắc liên quan đến vấn đề Tác dụng điều trị bệnh của cây Rau bợ. Hy vọng với những thông tin hữu ích trong bài viết sẽ giúp người bệnh có một quá trình điều trị bệnh an toàn và hiệu quả. Nếu như còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến cây Rau bợ, các bệnh lý về đường tiểu như đái dầm, tiểu buốt, tiểu rắt,…sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh,…bạn hãy gửi thông tin tại Form đăng ký tư vấn bên dưới hoặc liên hệ ngay tới Hotline 087.658.8866 để các chuyên gia đến từ Thuốc Trị Đái Dầm Đức Thịnh tư vấn cho bạn trong thời gian sớm nhất!
Bài viết này có hữu ích không?
Trả lời