Cây Trám là một loại cây mọc hoang hoặc được trồng nhiều ở vùng miền núi và trung du phía Bắc của nước ta, thường được sử dụng để chế biến thành các món ăn chơi như mứt, ô mai, các món ăn hàng ngày,…Ngoài ra, cây trám theo Đông Y còn là một vị thuốc đặc biệt giúp điều trị hiệu quả một số bệnh trong mùa Xuân Hè như sởi, giải cảm, giảm ho,…Vậy các tác dụng điều trị bệnh của cây Trám như thế nào? Tại bài viết dưới đây, hãy cùng với Thuốc Trị Đái Dầm Đức Thịnh đi tìm hiểu về vấn đề này một cách chi tiết và kỹ lưỡng nhất!
1. Tìm hiểu chung về cây Trám
1.1. Các loại tên gọi
- Họ: Trám (Burseraceae);
- Tên khoa học: Trám đen (Canarium Nigrum Engl), trám trắng (Canarium Album Raeusch), Fructus Canarii;
- Tên gọi khác: Cảm lãm, cà ná, thanh tử, mác cơm,…
1.2. Đặc điểm chung của cây Trám
Quả trám có hai loại chính là trám trắng và trám đen, mỗi loại có những đặc điểm riêng để phân biệt với nhau:
1.2.1. Đặc điểm của Trám trắng
- Có hình thoi, hai đầu tù và màu vàng xanh nhạt;
- Kích thước của quả dao động từ 45 mm chiều dài và đến khoảng 20 – 25 mm chiều rộng;
- Hạt có hình thoi với 2 đầu nhọn, bề mặt cứng và nhẵn, bên trong chia thành 3 ngăn.
1.2.2. Đặc điểm của Trám đen
- Có màu tím đen sâu, hình dạng trứng, kích thước khoảng từ 3 đến 4 cm chiều dài và khoảng 2 cm chiều rộng;
- Hạt của trám cứng và chia thành 3 ngăn.
1.3. Phân bố
- Trám trắng phân bố chủ yếu Bắc Lào và ở một phần lãnh thổ phía nam Trung Quốc, từ Quảng Tây đến Vân Nam;
- Ở Việt Nam, loại quả này tập trung chủ yếu ở các vùng núi miền Bắc, từ Quảng Bình trở ra. Cụ thể, cây phân bố nhiều ở các tỉnh như Thái Nguyên, Hòa Bình, Phú Thọ, Bắc Cạn, Hà Tây, Yên Bái, Vĩnh Phúc,…
1.4. Thu hái, chế biến và bảo quản
- Bộ phận sử dụng: Rễ lá, quá và nhựa;
- Thu hái: Rễ lá thu hoạch quanh năm, quả hái khi chín;
- Chế biến: Quả trám dùng muối hay để tươi rồi sau đó sấy hoặc phơi khô. Nhựa cây khai thác để cất tinh dầu, chế colophan hay làm hương;
- Cách bảo quản: Nơi khô ráo và thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời.
1.5. Thành phần hoá học
- Quả trám chứa khoảng 12% Protein, 1.09% Lipid, 12% Hydrat Carbon, 0,046% Ca, 0,046% P, 0,06% Phosphor và 0,004% F;
- Dầu từ hạt trám có chứa nhiều loại axit như Caproic, Myristic, Acid hexanoic, Stearic, Palmatic, Decanoic, Linoleic, Octanic, Lauric,…;
- Cùi trám chứa nhiều đường, chất béo, acid folic, acid hữu cơ, các loại vitamin như C, B1, P, chất xơ và khoáng chất như kali, magie, canxi, kẽm, carroten, sắt,…
2. Tác dụng của cây Trám trong Y học như thế nào?
2.1. Tính Vị
Quả trám có vị ôn, chua, ngọt và không gây độc hại.
2.2. Tác dụng của cây Trám theo Y học cổ truyền (Đông Y)
- Quả trám trắng và đen được coi là loại dược liệu có khả năng sinh tân chỉ khát, lợi yết hầu và giải độc;
- Chúng thường được sử dụng trong việc giải độc, điều trị viêm họng, viêm phế quản, hoặc các triệu chứng như đau bụng do rượu, viêm nang lông, và hòa hãn tư bổ;
- Ngoài ra, quả trám chín cũng được cho là có tác dụng ổn định cơn co giật và giúp thư giãn tinh thần.
2.3. Tác dụng của cây Trám theo Y học hiện đại
- Quả trám tươi chứa nhiều chất dinh dưỡng, nên được coi là một thực phẩm tốt cho trẻ em, người trung niên, và phụ nữ mang thai có cơ thể suy nhược;
- Nước ép từ quả trám có thể kích thích tiết nước bọt, giúp cải thiện chức năng tiêu hóa và tăng cường hấp thụ chất dinh dưỡng. Đồng thời, nước ép cũng có thể bảo vệ gan khỏi các tác nhân có hại.
3. 6 bài thuốc điều trị bệnh hiệu quả từ tác dụng Y học của cây Trám
3.1. Bài thuốc dự phòng bệnh sởi ở trẻ em mùa Xuân Hè
Nguyên liệu: 30g Quả trám tươi;
Cách làm: Sắc nguyên liệu trên lấy nước;
Cách sử dụng:
- Sử dụng bằng đường uống trong ngày;
- Dùng bài thuốc liên tục để thấy được hiệu quả điều trị bệnh.
3.2. Bài thuốc hỗ trợ giải cảm, giảm ho từ tác dụng của Cây trám
Nguyên liệu:
- 3 – 5 Quả trám;
- Đường phèn vừa đủ.
Cách làm: Hấp quả Trám với đường phèn;
Cách sử dụng:
- Ăn quả trám;
- Phần nước cốt hoà với nước lọc để uống.
3.3. Bài thuốc hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp
Nguyên liệu:
- 10 Quả trám;
- 1000ml nước.
Cách làm:
- Rửa sạch, cạo lớp vỏ sần bên ngoài của quả Trám sau đó cắt lát;
- Sắc cùng 1000ml nước cho đến khi còn khoảng 1 nửa.
Cách sử dụng:
- Uống 3 lần/ngày, sau bữa ăn 30 phút;
- Sử dụng bài thuốc hàng ngày để thấy được hiệu quả điều trị.
3.4. Bài thuốc hỗ trợ điều trị cảm nóng, cảm nắng từ tác dụng của cây Trám
Nguyên liệu:
- 10 Quả trám;
- 30g Lô căn (Rễ lau, sậy);
- 800ml nước.
Cách làm: Sắc các nguyên liệu trên với nước trong 30 phút.
Cách sử dụng:
- Sử dụng bằng đường uống 3 lần/ngày;
- Uống liên tục 3 ngày để thấy được hiệu quả điều trị bệnh.
3.5. Bài thuốc hỗ trợ điều trị đau đầu
Nguyên liệu:
- 10 Quả trám tươi (Bỏ hạt);
- 15g Hành hoa;
- 10g Tử tô;
- 10g Gừng tươi;
- 1500ml nước.
Cách làm: Sắc các nguyên liệu trên với nước cho đến khi còn khoảng 500ml nước.
Cách sử dụng:
- Sử dụng bằng đường uống 3 lần/ngày;
- Uống ngay khi nước còn ấm.
3.6. Bài thuốc điều trị nôn mửa ở phụ nữ mang thai từ tác dụng của cây Trám
Nguyên liệu:
- 12 Quả trám;
- 10g Trần bì.
Cách làm: Hấp cách thuỷ chín 2 nguyên liệu trên.
Cách sử dụng:
- Ăn 1 lần/ngày;
- Sử dụng bài thuốc hàng ngày để thấy rõ được hiệu quả.
Ngoài việc nôn mửa, tiểu rắt cũng là một bệnh lý thường xuyên xảy ra đối với chị em đang trong quá trình mang thai, bạn có thể xem tại các bài viết dưới đây để có thêm thông tin:
Tại sao phụ nữ hay bị tiểu rắt khi mang thai?
Cách trị tiểu rắt tại nhà nhanh và hiệu quả nhất!
Tiểu rắt uống thuốc gì tốt nhất hiện nay?
LƯU Ý: Trước khi sử dụng bất cứ bài thuốc điều trị bệnh nào từ cây Trám, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ và chuyên gia để áp dụng đúng các tác dụng của cây Trám trong quá trình điều trị bệnh của bản thân. Tránh việc sử dụng tuỳ tiện có nguy cơ dẫn đến những tác dụng phụ nguy hiểm đối với sức khoẻ.
4. Một số lưu ý khi sử dụng cây Trám để điều trị bệnh
- Quả trám tuy không gây hại khi sử dụng, mang lại nhiều lợi ích đối với sức khoẻ của người bệnh thế nhưng không nên quá lạm dụng. Tiêu thụ quá nhiều cây Trám trong ngày có thể gây buồn nôn, khó tiêu,…vì do loại cây này chứa rất nhiều đạm;
- Các bài thuốc hỗ trợ điều trị từ cây Trám sẽ có hiệu quả đối với những triệu chứng nhẹ và ban đầu của bệnh. Nếu như người bệnh có tình trạng nặng hơn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ và chuyên gia để có phương pháp điều trị tốt hơn;
- Cẩn trọng đối với những người có bệnh lý nền, đang sử dụng thuốc trước khi sử dụng các bài thuốc từ cây Trám. Tốt nhất hãy nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và chuyên gia về tình trạng này.
Như vậy, tại bài viết trên đã giải đáp các thắc mắc về Tác dụng của cây Trám trong việc điều trị bệnh. Hy vọng với những thông tin hữu ích này sẽ giúp người bệnh có thêm các phương pháp điều trị bệnh an toàn và hiệu quả tại nhà. Nếu như còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến các bệnh lý đường tiểu, sản phẩm điều trị bệnh, cách đặt hàng chính hãng, chương trình khuyến mãi hiện nay,…bạn hãy gửi thông tin tại Form đăng ký tư vấn bên dưới hoặc liên hệ ngay tới Hotline 087.658.8866 để các chuyên gia đến từ Thuốc Trị Đái Dầm Đức Thịnh tư vấn cho bạn trong thời gian sớm nhất!
Bài viết này có hữu ích không?
Để lại một bình luận