Từ xưa đến nay, Củ Nghệ đen (Nga truật) là một nguyên liệu quý thường được sử dụng trong các bài thuốc Đông Y và Tây Y, mang lại rất nhiều lợi ích đối với sức khoẻ con người. Một số bài thuốc từ Nghệ đen có tác dụng điều trị bệnh đau dạ dày, ăn không tiêu, tắc kinh, nôn trớ ở trẻ em,…Vậy tác dụng điều trị bệnh của củ Nghệ đen là gì? Tại bài viết dưới đây, hãy cùng với Thuốc Trị Đái Dầm Đức Thịnh đi tìm hiểu về vấn đề này một cách chi tiết và kỹ lưỡng nhất!
1. Tìm hiểu về của Củ Nghệ đen
1.1. Các loại tên gọi
- Họ: Gừng (Zingiberales);
- Tên gọi khác: Nga truật, nghệ tím, xú thể khương, thuật dược,…;
- Tên gọi khoa học: Cucurma Caesia.
1.2. Đặc điểm chung của củ Nghệ đen
- Cây thân thảo, thân mọc thẳng, có thể đạt đến chiều cao khoảng 1,5m;
- Thân rễ hình nón, có các khía chạy dọc và mọc nhiều nhánh phụ non mang theo nhiều củ;
- Lá màu xanh nhạt, dài từ 30 – 60 cm và rộng từ 7 – 8 cm, có bẹ lớn mọc từ dưới chân cây lên. Gân chính của lá màu đỏ. Cuống lá rất ngắn, một số lá không có cuống;
- Hoa của cây thường nở trước khi lá mọc. Chúng mọc thành cụm đâm từ thân rễ lên, màu vàng, dài khoảng 15mm, môi lõm ở đầu, thùy giữa nhọn, bầu có lông mịn;
- Quả của Nghệ đen hình trứng, nhẵn, có 3 cạnh. Quả chứa hạt thuôn, màu trắng.
1.3. Đặc điểm dược liệu của củ Nghệ đen
- Cây Nghệ đen sử dụng củ làm thuốc, được gọi là “nga truật” trong Đông y;
- Củ có hình dạng con thoi hoặc hình trứng, đầu trên phình to và thu nhỏ dần về phía đầu dưới;
- Chiều dài củ dao động từ 2 – 4 cm, lớp vỏ bên ngoài màu vàng nâu, bề mặt trơn bóng;
- Thịt củ có màu xanh thẫm hoặc tím nhạt.
1.4. Phân bố
- Nghệ đen là cây bản địa của Indonesia và Ấn Độ. Từ thế kỉ thứ 6, người Arab đã mang thảo dược này đến Châu Âu, nhưng không được sử dụng nhiều ở phương Tây;
- Ngày nay, Nghệ đen được trồng rầm rộ nhiều ở Việt Nam và một số nước Đông Nam Á khác;
- Củ Nghệ đen thích ứng với môi trường sống ở những vùng đất xốp ẩm, ven suối hoặc rừng núi,…
1.5. Cách thu hái, sơ chế và bảo quản
- Củ Nghệ đen thường được thu hoạch vào tháng 11 – 12 hàng năm, các củ sau khi thu hoạch được rửa sạch đất cát và cắt bỏ rễ con;
- Bộ phận chủ yếu được sử dụng của cây Nghệ đen là củ tươi hoặc củ khô;
- Bảo quản củ Nghệ đen trong hộp kín, ở nơi khô ráo để tránh ẩm. Cũng nên phơi sấy để tránh bị mốc.
1.6. Thành phần hoá học
Nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng Nghệ đen chứa các thành phần bao gồm: Tinh dầu (Bao gồm Cinecol, D-camphen, Sesquiterpen ancol, Zingibezen), chất nhầy, Curcumin, Secquitecpen, Axit và phenol, Curzerenone, Camphene, Ar-turmerone, Germacrone, Difurocumenone, Curcurmenole, Isocurcurmenole,…
2. Tác dụng của củ Nghệ đen đối với Y học
2.1. Tính vị và Quy kinh
- Theo Khai Bảo Bản Thảo: Nghệ đen có vị ôn, cay, đắng, không độc;
- Theo Y Học Khải Nguyên: Dược liệu này có vị đắng, tính bình;
- Theo Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển: Nghệ đen có vị đắng, cay, tính ấm;
- Quy kinh Nghệ đen có khả năng đi vào các kinh: Can, Phế, Tỳ, và Quyết âm Can.
2.2. Tác dụng của củ Nghệ đen trong Y học hiện đại
- Ngăn ngừa và hỗ trợ tiêu diệt tế bào ung thư;
- Kháng viêm và chống oxy hoá;
- Giảm đau do viêm khớp và vấn đề về dạ dày.
2.3. Tác dụng của củ Nghệ đen trong Y học cổ truyền (Đông Y)
Đối với Đông y, củ Nghệ đen có những công dụng bao gồm:
- Hành khí, phá huyết;
- Trị ứ kinh, khí trệ, trừng hà, tiêu tích do chấn thương, hoá thực.
3. 6 bài thuốc điều trị bệnh từ tác dụng của củ Nghệ đen an toàn và hiệu quả ngay tại nhà!
3.1. Bài thuốc điều trị ăn không tiêu, chướng bụng, đầy hơi
Nguyên liệu:
- 25g Nghệ đen;
- 1 Quả tim lợn.
Cách làm:
- Sơ chế tim lợn, thái miếng vừa ăn;
- Thái lát mỏng nghệ đen, nấu chung với tim lợn;
- Nêm nếm gia vị vừa miệng.
Cách sử dụng:
- Ăn kèm với cơm;
- Sử dụng liên tục trong 5 ngày đến 1 tuần.
3.2. Bài thuốc điều trị đau bụng kinh từ tác dụng của củ Nghệ đen
Nguyên liệu:
- 20g Nghệ đen;
- 8g Ngải cứu;
- 16g Ích mẫu;
- 500ml nước.
Cách làm:
- Sắc các nguyên liệu trên cùng với nước;
- Sắc cho đến khi còn 200ml nước.
Cách sử dụng:
- Chia thuốc làm 2 lần uống, mỗi lần 100ml;
- Sử dụng trước bữa ăn chính, trước kỳ kinh khoảng từ 5 – 7 ngày.
3.3. Bài thuốc điều trị đau dạ dày, viêm đại tràng
Nguyên liệu:
- 2 Thìa bột nghệ đen;
- 1 Thìa mật ong nguyên chất;
- 200ml Nước ấm.
Cách làm: Pha 2 nguyên liệu đã chuẩn bị với nước ấm.
Cách sử dụng:
- Uống ngay sau khi thức dậy vào buổi sáng;
- Sử dụng hàng ngày.
3.4. Bài thuốc điều trị thiếu máu, suy nhược cơ thể và hấp thu kém từ tác dụng của củ Nghệ đen
Nguyên liệu:
- 40g Nghệ đen;
- 40g Xuyên khung;
- 40g Cam thảo;
- 40g Đỗ nhược;
- 40g Hồi hương;
- 40g Đương quy;
- 40g Địa hoàng thán;
- 40g Bạch thược.
Cách làm:
- Tán tất cả các nguyên liệu trên thành bột mịn;
- Vo thành viên hoàn nhỏ.
Cách sử dụng:
- Sử dụng bằng đường uống hàng ngày;
- Mỗi lần dùng từ 8g – 12g.
3.5. Bài thuốc điều trị suy dinh dưỡng, bệnh cam tích ở trẻ em
Nguyên liệu:
- 6g Nghệ đen;
- 4g Hạt muồng trâu.
Cách làm: Sắc lấy nước đặc.
Cách sử dụng:
- Sử dụng hàng ngày, 1 thang/ngày;
- Uống cho đến khi tình trạng được cải thiện.
3.6. Bài thuốc điều trị rối loạn tiêu hoá, đau bụng ở trẻ em từ tác dụng của củ Nghệ đen
Nguyên liệu:
- 5g Nghệ đen;
- 5g Tam lăng;
- 5g Hồ tiêu;
- 5g La bặc tử;
- 6g Chế hương phụ;
- 6g Chỉ thực;
- 6g Thanh bì;
- 10g Trần bì;
- 3g Sa nhân;
- 3g Lô hội;
- 3g Hồ hoàng liên.
Cách làm:
- Tán các nguyên liệu trên thành bột;
- Trộn chung với hồ để vo thành viên hoàn.
Cách sử dụng:
- Sử dụng 2 ngày/lần, mỗi lần từ 3g – 6g;
- Uống với rượu gạo ấm.
(Kiêng thức ăn chưa nấu chín, thực phẩm có tính lạnh trong quá trình điều trị).
LƯU Ý: Trước khi sử dụng bất cứ bài thuốc điều trị bệnh nào từ củ Nghệ đen, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ và chuyên gia để áp dụng đúng các tác dụng của củ Nghệ đen trong quá trình điều trị bệnh của bản thân. Tránh việc sử dụng tuỳ tiện có nguy cơ dẫn đến những tác dụng phụ nguy hiểm đối với sức khoẻ.
Đái dầm cũng là một bệnh lý thường gặp ở trẻ em, bạn có thể tham khảo thêm các bài viết dưới đây về bệnh lý này để có thêm thông tin hữu ích:
Làm thế nào để bé không đái dầm bằng cách an toàn và hiệu quả nhất?
Thuốc chữa bệnh đái dầm ở trẻ em hiệu quả tốt nhất hiện nay!
4. Một số lưu ý khi sử dụng củ Nghệ đen để điều trị bệnh
- Một số tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra nếu người sử dụng bị dị ứng với các thành phần của Nghệ đen bao gồm: Nổi phát ban, buồn nôn, tiêu chảy,…Người bệnh cần ngưng sử dụng ngay;
- Không sử dụng Nghệ đen đối với các trường hợp bị khí huyết hư, có thai;
- Nghệ đen có tính phá huyết nên không sử dụng nếu bị rong kinh;
- Uống Nghệ đen có thể làm chậm quá trình đông máu, người bệnh trước và sau khi phẫu thuật cần kiêng sử dụng ít nhất 2 tuần.
Như vậy, tại bài viết trên đã giải đáp các thắc mắc về Tác dụng của củ Nghệ đen trong việc điều trị bệnh. Hy vọng với những thông tin hữu ích này sẽ giúp người bệnh có thêm các phương pháp điều trị bệnh an toàn và hiệu quả tại nhà. Nếu như còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến các bệnh lý đường tiểu, sản phẩm điều trị bệnh, cách đặt hàng chính hãng, chương trình khuyến mãi hiện nay,…bạn hãy gửi thông tin tại Form đăng ký tư vấn bên dưới hoặc liên hệ ngay tới Hotline 087.658.8866 để các chuyên gia đến từ Thuốc Trị Đái Dầm Đức Thịnh tư vấn cho bạn trong thời gian sớm nhất!
Bài viết này có hữu ích không?
Để lại một bình luận