5 nguyên nhân nước tiểu màu đỏ và cách khắc phục hiệu quả

Ngày viết: 07/06/2025 - Cập nhật ngày 07/06/2025.

Màu sắc nước tiểu bất thường do nhiều nguyên nhân và có thể cảnh báo cơ thể đang gặp những vấn đề nghiêm trọng. Vậy nguyên nhân nước tiểu màu đỏ là do đâu? Nên làm gì khi nước tiểu có màu đỏ? Bài viết này sẽ giúp bạn đọc giải đáp các câu hỏi trên.

5 nguyen nhan nuoc tieu mau do

5 Nguyên nhân chính khiến nước tiểu màu đỏ

1. Nước tiểu màu đỏ là gì?

Nước tiểu bình thường có màu vàng nhạt đến vàng đậm, tùy thuộc vào lượng nước và các chất trong cơ thể. Khi nước tiểu chuyển sang màu đỏ, đó có thể là dấu hiệu của:

  • Máu trong nước tiểu (tiểu máu)
  • Màu sắc từ thực phẩm hoặc thuốc
  • Tình trạng bệnh lý nghiêm trọng

Việc xác định chính xác nguyên nhân nước tiểu màu đỏ là điều rất quan trọng để có hướng điều trị phù hợp.

=> Xem thêm: Bảng màu nước tiểu

2. Nguyên nhân nước tiểu màu đỏ

Bình thường, nước tiểu màu vàng hoặc vàng hổ phách. Trường hợp nước tiểu màu đỏ, bạn có thể nghĩ đến các nguyên nhân nước tiểu màu đỏ sau.

Cơ thể mất nước

Cơ thể có nguy cơ mất nhiều nước khi bị sốt, bị tiêu chảy, bị đổ mồ hôi hay đơn giản là do uống ít nước làm cơ thể bị thiếu nước. Lúc này, thận có xu hướng giữ nước lại cho cơ thể và cố gắng bài tiết nước tiểu ít đi. Đây cũng là nguyên nhân khiến nước tiểu chuyển sang màu vàng đậm, một số trường hợp có thể nhầm lẫn với màu đỏ, mỗi lần đi tiểu rất ít.

Nước tiểu có máu

Hiện tượng tiểu ra máu chủ yếu liên quan đến các bệnh lý về tiết niệu và thận. Ngoài ra, nếu mắc bệnh lây qua đường tình dục thì cũng có thể gặp phải tình trạng này. Ở phụ nữ, nước tiểu có thể màu đỏ trong những ngày “rụng dâu” do bị lẫn với máu kinh.

cac nguyen nhan gay ra tinh trang nuoc tieu mau do

Các nguyên nhân nước tiểu màu đỏ phổ biến nhất

Tác dụng phụ của thuốc

Nước tiểu màu đỏ không loại trừ do tác dụng phụ của thuốc, chẳng hạn như thuốc kháng sinh, thuốc kháng lao, thuốc nhuận tràng,… Nếu bác sĩ có cảnh báo với bạn về điều này thì không cần lo lắng vì sau khi ngừng uống thuốc thì nước tiểu sẽ trở về màu sắc bình thường. Hoặc bạn cũng có thể trao đổi với bác sĩ để được đổi sang loại thuốc khác. 

Do thức ăn, đồ uống

Nước tiểu và phân của chúng ta có thể thay đổi màu sắc nếu chúng ta tiêu thụ những loại thức ăn, đồ uống có màu sắc đặc biệt. Chẳng hạn, sau khi ăn thanh long, việt quất hay củ dền thì khi đi tiểu, nước tiểu có màu đỏ hoặc nâu đỏ. Nhưng tình trạng này sẽ mau chóng hết đi khi cơ thể đã tiêu thụ hết các thực phẩm này và hoàn toàn không đáng lo ngại.

Do bệnh lý 

Nước tiểu có màu sắc bất thường, cụ thể là chuyển sang màu đỏ có thể là do các bệnh lý sau đây: 

  • Bệnh gan mật: Phổ biến nhất là viêm gan (do virus hoặc do uống rượu bia), xơ gan, tắc mật. Ngoài triệu chứng nước tiểu màu vàng đậm, có thể nhìn giống màu nâu đỏ, bạn có thể xuất hiện thêm các triệu chứng khác như sốt, đau bụng, ói mửa, vàng da và mắt, phân như đất sét,…
  • Bệnh thận và tiết niệu: Các bệnh lý như viêm thận, viêm bàng quang, viêm đường tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt, sỏi đường tiết niệu,… cũng khiến nước tiểu màu đỏ kèm theo cảm giác tiểu buốt, tiểu rắt….
  • Bệnh Lyme: Là tình trạng nhiễm trùng do nhiễm khuẩn Babiosis do ve chó gây ra. Lúc này, nước tiểu có thể màu đỏ hoặc trở nên sẫm hơn, cùng với đó là các triệu chứng như cúm, bao gồm sốt, nhức đầu, mỏi cơ, buồn nôn,

3. Làm gì để cải thiện nước tiểu màu đỏ?

Để cải thiện màu sắc nước tiểu, cụ thể là tình trạng nước tiểu màu đỏ, bạn hãy áp dụng các biện pháp sau:

  • Uống đủ lượng nước cơ thể cần để cơ thể không bị thiếu nước. Đặc biệt, uống nước nhiều hơn khi bị sốt cao, tiêu chảy hay khi tập luyện, vận động cường độ cao làm cơ thể ra nhiều mồ hôi.
  • Ngưng sử dụng các thực phẩm hoặc thuốc nghi ngờ: Tạm ngưng và theo dõi xem nước tiểu có trở lại bình thường không.
  • Thông báo cho bác sĩ về tình trạng nước tiểu màu đỏ khi sử dụng thuốc điều trị. Nếu cần thiết thì bác sĩ có thể thay thế bằng loại thuốc khác để tránh tác dụng phụ này. 
  • Điều trị theo nguyên nhân
nguyen nhan gay nuoc tieu mau do

Nước tiểu màu đỏ là vì sao?

Trường hợp đã thực hiện các giải pháp trên mà màu đỏ của nước tiểu không thuyên giảm thì bạn cần đi khám chuyên khoa.

4. Phương pháp chẩn đoán bệnh khi nước tiểu màu đỏ

Nếu nước tiểu màu đỏ không phải do bệnh lý bạn chỉ cần thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt và sử dụng thuốc đúng hướng dẫn của bác sĩ, tình trạng này sẽ tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, khi tình trạng nước tiểu màu đỏ kéo dài kèm nhiều bất thường, bạn cần đi khám. Lúc này, bác sĩ có thể thực hiện các phương pháp sau để xác định bệnh làm nước tiểu có màu đỏ:

Xét nghiệm nước tiểu

Phương pháp xét nghiệm này rất quan trọng, giúp phát hiện trong nước tiểu có sự tồn tại của vi khuẩn nào gây ra tình trạng nhiễm trùng hay không. Ngoài ra, xét nghiệm nước tiểu cũng giúp phát hiện sớm các bệnh lý liên quan đến gan, thận, các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Đây cũng là phương pháp phổ biến nhất để xác định nguyên nhân nước tiểu màu đỏ.

=> Xem thêm: Cách đọc thông số kết quả xét nghiệm nước tiểu

Xét nghiệm cấy nước tiểu

Phương pháp này sử dụng nước tiểu của người bệnh để thực hiện nuôi cấy trong phòng thí nghiệm, qua đó xác định chính xác nguyên nhân làm nước tiểu màu đỏ do vi khuẩn hay nấm men nào gây ra.

Chụp chiếu hệ tiết niệu

Nếu nghi ngờ nước tiểu màu đỏ do bất thường ở hệ tiết niệu, người bệnh sẽ được chỉ định các xét nghiệm hình ảnh. Những xét nghiệm hình ảnh thường được thực hiện trong trường hợp này là siêu âm, chụp X-quang, chụp MRI, chụp CT,… bằng thiết bị công nghệ cao, giúp chẩn đoán bệnh chính xác.

Nội soi bàng quang

Nếu nước tiểu có màu đỏ kéo dài do người bệnh thường xuyên bị nhiễm trùng đường tiết niệu thì bác sĩ sẽ chỉ định nội soi bàng quang. Phương pháp này giúp xác định những bất thường ở bàng quang như polyp, khối u, bàng quang ….

Sau khi đã thực hiện các xét nghiệm này và có chẩn đoán chính xác, bác sĩ sẽ lên phương án điều trị cụ thể cho người bệnh.

Nước tiểu có màu đỏ có thể do nhiều nguyên nhân, từ vô hại đến nghiêm trọng. Việc xác định đúng nguyên nhân nước tiểu màu đỏ sẽ giúp bạn khắc phục hiệu quả và kịp thời, tránh để lại biến chứng. Đừng chủ quan khi cơ thể phát tín hiệu bất thường – hãy lắng nghe và thăm khám đúng lúc để bảo vệ sức khỏe một cách toàn diện.

Bài viết này có hữu ích không?

    ĐĂNG KÝ THÔNG TIN TƯ VẤN

    Khách hàng đăng ký vui lòng gửi chính xác thông tin để nhà thuốc liên hệ tư vấn trực tiếp!

    Các bài viết khác

    Chưa có bình luận nào.

    Gửi ý kiến của bạn