3+ Tác dụng điều trị bệnh của cây Ngưu tất đối với sức khoẻ của phụ nữ mà chị em nên biết!

Ngày viết: 11/03/2024 - Cập nhật ngày 11/03/2024.

Cây Ngưu tất là một loại thảo mộc sống lâu năm, loại cây này thường được sử dụng trong một số bài thuốc chữa bệnh như bí tiểu, viêm họng, rối loạn tiền đình, tăng huyết áp, viêm khớp,…rất hiệu quả và an toàn. Đặc biệt, ở những phụ nữ bị đau bụng kinh, rong kinh, rối loạn kinh nguyệt,…đều có thể sử dụng các bài thuốc liên quan đến cây Ngưu tất để khắc phục tình trạng này. Vậy tác dụng điều trị bệnh của cây Ngưu tất là gì? Tại bài viết dưới đây, hãy cùng với Thuốc Trị Đái Dầm Đức Thịnh đi tìm hiểu về vấn đề này một cách chi tiết và kỹ lưỡng nhất!

1. Tìm hiểu chung về cây Ngưu tất

Tìm hiểu chung về cây Ngưu tất

Tìm hiểu chung về cây Ngưu tất

1.1. Các loại tên gọi

  • Họ: Dền (Amaranthaceae);
  • Tên gọi khoa học: Achyranthes Bidentata Blume;
  • Tên gọi khác: Cỏ xước, bách bội, ngưu tịch, ngưu kinh,…

1.2. Đặc điểm thực vật và dược liệu

  • Cây Ngưu tất thuộc họ thân thảo sống lâu năm. Thân cây mọc thẳng, có bốn cạnh và chia thành nhiều đốt. Chiều cao của cây trưởng thành dao động từ 60 đến 110cm;
  • Cây có nhiều cành phát triển về hai hướng, lá hình bầu dục mọc đối xứng, có lông bao phủ trên bề mặt, mép lá gợn sóng. Cuống lá có độ dài khoảng 1 – 3cm và phiến lá có hình trứng;
  • Ngưu tất thường ra hoa từ tháng 5 đến tháng 9, hoa mọc ở kẽ lá, đầu hoặc ngọn cành. Cây kết quả vào tháng 10 hoặc 11 hàng năm. Quả Ngưu tất hình bầu dục, khi bóc vỏ sẽ lộ ra một hạt bên trong;
  • Rễ Ngưu tất phơi khô được sử dụng làm dược liệu, có màu vàng tro, bề mặt nhăn nheo và vị hơi ngọt.

1.3. Phân bố

  • Ở nước ta, cây Ngưu tất đang được trồng rộng rãi với số lượng lớn để thu hoạch dược liệu phục vụ cho việc điều trị bệnh tật. Loài Ngưu tất được trồng có nguồn gốc từ Trung Quốc thường cho rễ to hơn so với cây mọc tự nhiên;
  • Ngoài Việt Nam, Ngưu tất còn được trồng ở một số quốc gia như Nepal, Nhật Bản, Ấn Độ và Trung Quốc (Tứ Xuyên, Quý Châu),…

1.4. Thu hái, sơ chế và bảo quản

  • Cây Ngưu tất thường được trồng từ hạt. Ở các vùng đồng bằng, hạt thường được gieo vào tháng 9 hoặc 10, trong khi ở miền núi, người dân thường gieo hạt vào tháng 2 – 3. Sau khoảng 6 tháng, cây có thể được thu hoạch;
  • Những cây già sẽ được thu hoạch rễ trước. Rễ Ngưu tất sau khi mang về sẽ được rửa sạch đất cát, loại bỏ rễ con và đầu rễ, sau đó phơi cho đến khi rễ hơi héo. Tiếp theo, rễ sẽ được hấp vài lần với lưu huỳnh, và tiếp tục quá trình phơi cho đến khi khô hoàn toàn, sau đó cắt thành lát mỏng. Rễ to, dài và dẻo thường có giá trị cao hơn;
  • Bảo quản cây ở nơi mát mẻ, không có độ ẩm cao.

1.5. Thành phần hoá học

  • Các sapogenin dạng acid oleanolic;
  • Ecdysteron;
  • Inokosteron;
  • Chất nhầy;
  • Muối kali;
  • Glucoza;
  • Rhamnoza;
  • Glactoza.

2. Tác dụng của cây Ngưu tất trong Y học cổ truyền (Đông Y)

Tác dụng trong Y học cổ truyền (Đông Y)

Tác dụng trong Y học cổ truyền (Đông Y)

2.1. Tính vị và Quy kinh

  • Tính vị của Ngưu tất được mô tả là ôn, kết hợp giữa vị đắng và vị chua;
  • Ngưu tất tác động vào hai kinh Can và Thận.

2.2. Tác dụng của cây Ngưu tất trong Y học cổ truyền (Đông y)

  • Trong Y học cổ truyền, Ngưu tất được coi là một loại dược liệu có tác dụng hoạt huyết, điều kinh, trừ ứ, mạnh gân cơ, kích thích tiểu tiện, và bổ can thận;
  • Loại dược liệu này thường được sử dụng trong các bài thuốc để điều trị các tình trạng như chảy máu dạ con, bí tiểu, bế kinh, đau bụng kinh, phong hàn tê thấp, đau lưng, mỏi gối và nhiều bệnh khác,…
  • Ngoài ra, hoạt chất saponin trong Ngưu tất còn có tác dụng giảm huyết áp, hạ cholesterol máu, và ức chế sự phát triển của nhiều loại sâu bọ.

3. 6 bài thuốc điều trị bệnh hiệu quả và an toàn từ tác dụng của cây Ngưu tất

3.1. Bài thuốc điều trị bí tiểu ở người cao tuổi

Nguyên liệu:

  • 12g Thục địa;
  • 12g Hoài sơn;
  • 12g Ngưu tất;
  • 12g Xa tiền tử;
  • 8g Tạch tả;
  • 8g Phụ tử chế;
  • 8g Phục linh;
  • 8g Đan bì;
  • 8g Sơn thù;
  • 4g Nhục quế;
  • 400ml nước.

Cách làm:

  • Các nguyên liệu trên đem thái nhỏ, cho vào siêu đất sắc với nước;
  • Sắc cho đến khi còn 100ml.

Cách sử dụng:

  • Chia thuốc làm 2 phần uống trong ngày;
  • Sử dụng hàng ngày.

3.2. Bài thuốc điều trị đau bụng kinh ở phụ nữ từ tác dụng của cây Ngưu tất

6 bài thuốc điều trị bệnh hiệu quả từ tác dụng của cây Ngưu tất

6 bài thuốc điều trị bệnh hiệu quả từ tác dụng của cây Ngưu tất

Nguyên liệu:

  • 12g Ngưu tất;
  • 8g Hương phụ;
  • 8g Tạo giác thích;
  • 16g Ích mẫu;
  • 8g Đào nhân;
  • 8g Uất kim.

Cách làm: Sắc tất cả các nguyên liệu trên lấy nước.

Cách sử dụng:

  • Uống mỗi ngày 1 thang sau kỳ kinh 1 tuần;
  • 1 thang thuốc sắc làm 2 lần, sau đó gộp chung lại chia làm 3 phần uống trước các bữa ăn trong ngày;
  • 1 liệu trình sử dụng trong 2 tuần liên tục.

Ở một số phụ nữ khi bị kinh nguyệt có thể sẽ xuất hiện tình trạng đi tiểu rắt, bạn có thể tham khảo tại các bài viết dưới đây để có thêm thông tin:

Phụ nữ đi tiểu rắt là dấu hiệu bệnh gì

Đi tiểu rắt khi có kinh nguyệt, chị em cần lưu ý điều gì?

Các cách chữa tiểu rắt tại nhà an toàn và hiệu quả!

Các loại thuốc điều trị tiểu rắt tốt nhất hiện nay là gì?

3.3. Bài thuốc điều trị rong kinh ở phụ nữ

Nguyên liệu:

  • 8g Phục linh;
  • 12g Ngưu tất;
  • 8g Trần bì;
  • 12g Bạch truật;
  • 8g Hương phụ;
  • 8g Bán hạ.

Cách làm: Sắc các nguyên liệu trên lấy nước.

Cách sử dụng:

  • Sử dụng bằng đường uống;
  • Một liệu trình uống trong 2 – 3 tuần liên tiếp.

3.4. Bài thuốc điều trị rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ từ tác dụng của cây Ngưu tất

Nguyên liệu:

  • 20g Ngưu tất;
  • 16g Nghệ xanh;
  • 16g Ích mẫu;
  • 16g Cỏ cú;
  • 30g Rễ gai.

Cách làm: Sắc các nguyên liệu trên lấy nước.

Cách sử dụng:

  • Sắc 1 thang/ngày, số thuốc thu được chia 3 lần uống trong ngày;
  • Sử dụng liên tục trong vòng 10 ngày.

3.5. Bài thuốc điều trị rối loạn tiền đình, thừa cân

6 bài thuốc điều trị bệnh an toàn là gì?

6 bài thuốc điều trị bệnh an toàn là gì?

Nguyên liệu:

  • 30g Ngưu tất;
  • 20g Hạt muồng.

Cách làm: Sắc các nguyên liệu trên lấy nước đặc.

Cách sử dụng:

  • Uống 1 thang/ngày;
  • Sử dụng hàng ngày.

3.6. Bài thuốc điều trị hạ sốt từ tác dụng của cây Ngưu tất

Nguyên liệu:

  • 30g Ngưu tất;
  • 30g Đơn buốt.

Cách làm: Sắc các nguyên liệu trên lấy nước đặc.

Cách sử dụng:

  • Uống 1 thang/ngày;
  • Sử dụng cho đến khi hạ sốt.

4. Một số lưu ý khi sử dụng cây Ngưu tất để điều trị bệnh

Một số lưu ý khi sử dụng cây Ngưu tất để điều trị bệnh

Một số lưu ý khi sử dụng cây Ngưu tất để điều trị bệnh

  • Trong trường hợp mang thai, phụ nữ thường xuyên ra máu nhiều khi đến kỳ kinh hoặc gặp vấn đề về băng huyết, nên hạn chế sử dụng Ngưu tất;
  • Đối với nam giới mắc các vấn đề như di tinh, mộng tinh, hoặc hoạt tinh, việc sử dụng Ngưu tất có thể làm cho tình trạng bệnh trở nên nặng hơn;
  • Cần kiêng kỵ việc sử dụng Ngưu tất trong trường hợp bị tiêu chảy do tỳ hư;
  • Theo Dược Tính Luận, nên tránh ăn thịt trâu trong thời gian sử dụng Ngưu tất để điều trị bệnh.

Như vậy, tại bài viết trên đã giải đáp toàn bộ thắc mắc liên quan đến vấn đề Tác dụng điều trị bệnh của cây Ngưu tất. Hy vọng với những thông tin hữu ích trong bài viết sẽ giúp người bệnh có một quá trình điều trị bệnh an toàn và hiệu quả. Nếu như còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến cây Ngưu tất, các bệnh lý về đường tiểu, sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh, chương trình khuyến mãi hiện nay,…bạn hãy gửi thông tin tại Form đăng ký tư vấn bên dưới hoặc liên hệ ngay tới Hotline 087.658.8866 để các chuyên gia đến từ Thuốc Trị Đái Dầm Đức Thịnh tư vấn cho bạn trong thời gian sớm nhất!

Bài viết này có hữu ích không?

    ĐĂNG KÝ THÔNG TIN TƯ VẤN

    Khách hàng đăng ký vui lòng gửi chính xác thông tin để nhà thuốc liên hệ tư vấn trực tiếp!

    Các bài viết khác

    Chưa có bình luận nào.

    Gửi ý kiến của bạn